Lĩnh vực truyền thông nói chung và ngành Quan hệ công chúng nói riêng đang thực sự bùng nổ trong những năm vừa qua. Trong chuyên mục tư vấn hướng nghiệp của HOCMAI nhận được rất nhiều những câu hỏi, thắc mắc về chuyên ngành “hot” này. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chuyên ngành này nhé!
Quan hệ công chúng (PR) là gì?
Quan hệ công chúng (PR) được hiểu là công việc thực hiện các hoạt động, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông… nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển của doanh nghiệp
Học PR ra làm nghề gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành PR có thể đảm nhiệm rất nhiều vị trí khác nhau, ví dụ:
- Chuyên viên PR: phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
- Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…
- Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
- Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng…
PR có đúng là cần nhân lực khủng?
Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam thống kê, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 7.000 công ty quảng cáo, nguồn nhân lực cho ngành này lên tới 70.000 lao động.
Hiện tại có không ít người làm PR đang phải tự học hoặc không được đào tạo bài bản. Do vậy, các cử nhân ngành Quan hệ công chúng tương lai sẽ có cơ hội tốt hơn để tìm được vị trí công việc mà mình mong muốn.
PR – học cái gì và học ở đâu?
Hiện nay chỉ có một số cơ sở đào tạo chính quy ngành Quan hệ công chúng – PR tại Việt Nam như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Dân lập Văn Lang, Đại học Hòa Bình….
Bạn sẽ được học rất nhiều những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này: cách xây dựng một ý tưởng Quảng cáo, ý tưởng một chiến dịch PR, những lý thuyết cơ bản về PR nói riêng cũng như truyền thông nói chung, ngoài ra bạn còn được học rất nhiều những kỹ năng, kỹ thuật khác như: kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video, kỹ năng tổ chức một sự kiện hoàn chỉnh….
Trong khung chương trình học của ngành PR bạn cũng sẽ được học những môn học thú vị khác như: tâm lý học, xã hội học, kỹ năng viết cho báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh – truyền hình), quảng cáo, quản trị thương hiệu…
Để có đầy đủ những kiến thức cũng như kỹ năng “hạ gục” kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới, các bạn có thể tham khảo khóa học dưới đây