Peer pressure là gì? Bạn có cảm thấy hơi “lép vế” so với bạn bè, hay “con nhà người ta”? Bạn luôn cố gắng nỗ lực nhưng vẫn cảm thấy chưa hài lòng với bản thân? Có thể bạn đang phải chịu áp lực đồng trang lứa. Hãy tìm hiểu ngay về Peer pressure để giải phóng năng lực bản thân bạn nhé.
Peer pressure – áp lực đồng trang lứa là gì?
Peer pressure (áp lực đồng trang lứa) là ảnh hưởng từ những người khác trong cùng một nhóm người có cùng điểm chung. Ví dụ, áp lực đồng trang lứa của học sinh đến từ các bạn học sinh khác. Nếu bạn bè của bạn học giỏi, bạn chịu áp lực phải học giỏi. Nếu bạn bè của bạn có những món đồ mới, bạn cảm thấy mình cũng cần phải mua đồ mới.
Nếu bạn cảm thấy những câu nói dưới đây mới quen thuộc làm sao, khả năng cao bạn đang phải chịu áp lực đồng trang lứa đấy.
“Thằng Mạnh cháu bác vừa được giải nhất cấp tỉnh. Thế con dạo học hành thế nào?”
“Gia đình chú có mỗi con gái út là không đỗ vào lớp chọn nhỉ?”
“Cái Linh nó được học bổng đấy mà nó có học mấy đâu.”
“21 tuổi bạn ấy đã ra nước ngoài làm việc rồi.”
“Con nhà người ta bằng tuổi con mà đã làm trưởng phòng đấy.”
Peer pressure – áp lực đồng trang lứa là áp lực bạn phải chịu vì so sánh bản thân với người khác
Áp lực đồng trang lứa tốt hay xấu?
Peer pressure thường có ảnh hưởng tiêu cực, như khi bạn liên tục cảm thấy không hài lòng với bản thân, luôn so sánh bản thân với người khác. “Con nhà người ta”, làm sao để “bằng bạn bằng bè”, sẽ là những suy nghĩ ám ảnh bạn.
Biểu hiện bạn đang chịu áp lực đồng trang lứa một cách tiêu cực:
- Không muốn đến trường, nơi làm hoặc giao tiếp với bạn bè
- Để ý quá nhiều về những gì người khác nghĩ về mình
- Cư xử quanh bạn bè khác với khi bạn ở một mình
- Cảm thấy lạc lõng, không thể hòa đồng với mọi người
- Không vui
- Luôn so sánh bản thân mình với người khác
- Khó ngủ
- Thử kiểu tóc hoặc quần áo mới vì chúng đang “trendy”
Những biểu hiện bạn đang phải chịu Peer pressure – áp lực đồng trang lứa
Làm gì để tránh áp lực đồng trang lứa?
Lý do bạn phải chịu Peer pressure có thể là do:
- Hay bị so sánh với người khác, hay phải nghe người khác khoe khoang, “hỏi đểu”
- Ghen tị với một người cụ thể nào đó, có thể là người có cùng điểm xuất phát nhưng thành công hơn bạn
- Hay đánh giá người khác dựa chỉ dựa vào những gì bạn thấy
- Không hiểu rõ bản thân hoặc điểm mạnh của mình, luôn không hài lòng với bản thân
Để giải phóng bản thân khỏi peer pressure, hãy tập trung vào chính mình
Bạn thấy đấy, hầu hết những lý do trên đều xuất phát từ bên trong bạn. Nghĩ nhiều, ghen tị, hay không hiểu rõ bản thân… là những lý do khiến chúng mình tự ti. Giải pháp tốt nhất để tránh áp lực đồng trang lứa là tập trung vào bản thân. Chú ý vào việc thực hiện mục tiêu của bạn thay vì những gì người khác đang bàn tán.
Bill Gates đã từng nói: ‘“Don’t compare yourself with anyone in this world. If you do so, you are insulting yourself.” (Đừng so sánh bản thân mình với người khác. Làm vậy là đang hạ thấp bản thân mình quá mức). Một câu danh ngôn hay khác là thay vì so sánh bản thân với người ta, hãy so sánh với bạn của ngày hôm qua.
Trên đây là bài viết về Peer pressure và hội chứng “con nhà người ta”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về áp lực đồng trang lứa và liệu điều này có đang cản trở bạn đến thành công hay không. Hãy để lại bình luận của bạn về vấn đề này nhé!