Vào thời điểm chỉ còn khoảng 90 ngày nữa là đến kỳ thi THPT quốc gia 2017, Sở Giáo dục Hà Nội đã tổ chức kỳ thi thử THPT dành cho teen 99 tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Tham khảo ngay nhận định về đề thi thử Toán và Văn hôm nay.
MÔN TOÁN
1. Đề thi thử: Tại đây
2. Nhận định của HOCMAI
a. Phạm vi kiến thức đề thi
+ Nằm trong chương trình lớp 12. Các câu trong đề bao phủ hầu hết các kiến thức lớp 12 (không có phần kiến thức về số phức)
- Hàm số và các bài toán liên quan
- Mũ và logarit
- Nguyên hàm – Tích phân
- Hình học không gian
- Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón
- Hình học tọa độ Oxyz
b. Cấu trúc đề thi
Các câu trong đề được sắp xếp ngẫu nhiên. Tạo môi trường như thi thật cho học sinh
Đề thi chia thành 2 phần khá rõ ràng:
- Phần 1: gồm các câu dễ lấy điểm
- Phần 2: gồm các câu có mức độ phân loại cao, nhiều câu hỏi hay cần vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức và kĩ năng biến đổi.
Cụ thể:
Với phần 1: câu hỏi đều ở mức độ dễ và trung bình, được phân bổ ở các chuyên đề (trừ chuyên đề số phức). Để làm được học sinh chỉ cần trải qua 1 đến 2 bược suy luận, tính toán. Cũng giống như đề thử nghiệm 2017, phần lớn các câu trong đề thi ít có thể sử dụng trực tiếp casio, thay vào đó là các câu cần phải nắm rõ hiểu bản chất sẽ dễ dàng giải trực tiếp.
Với học sinh học lực trung bình chắc kiến thức cơ bản, và cần rèn luyện để tránh mắc lỗi: tính toán nhầm, dùng quá nhiều thời gian cho câu dễ.
Với phần 2: các câu hỏi đều ở mức độ khó và cực khó, cũng được phân bổ ở khắc các chuyên đề.
- Phần hàm số: xuất hiện câu hỏi hay về dạng toán có liên quan đến dạng toán về đồ thị của hàm cùng kết hợp với kiến thức về tiếp tuyến và ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng.
- Đặc biệt phần Mũ logarit xuất hiện câu hỏi về dạng tích các giá trị biểu thức lũy thừa. Đây được cho là câu khó nhất trong đề thi là dạng toán thường xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi, cần áp dụng nhiều kĩ năng biến đổi, tư duy mới giải quyết được.
- Phần nguyên hàm – tích phân cũng xuất hiện câu hỏi khá hay câu hỏi đòi hỏi cần nắm được tính chất hàm chẵn, kết hợp với kĩ năng đổi biến.
- Phần hình học không gian: vẫn chứa 1 câu hỏi có nội dung khó liên quan đến xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối đa diện
- Phần khối tròn xoay: câu hỏi khó là dạng toán về cực trị liên quan đến hình cầu và hình trụ, với các bạn có học lực khá vẫn dễ dàng giải quyết nhanh ngọn bằng cách tính trực tiếp hoặc gián tiếp thông quan việc thử các phương án.
- Phần hình tọa độ Oxyz: câu hỏi khó trong phần này vãn là dạng toán về cực trị quen thuộc với các bạn đã và dang ôn thi với mục tiêu điểm cao.
- Gồm 3 câu thực tế: ứng dụng tích phân trong bài toán vận tốc, ứng dụng min – max trong thực tế và bài toán lãi xuất vẫn là các vấn đề quen thuộc trong quá trình ôn thi hiện tai.
c. Đối với kĩ năng dùng máy tính
Ngoài những câu cơ bản ở dạng nhận biết, trong đề thi có khoảng 9 câu hỏi có thể sử dụng trực tiếp tích phân để giải. Ngoài ra, casio cũng đóng vài trò quan trọng trong việc tính toán gián tiếp ở các câu hỏi còn lại.
3. Gợi ý đáp án của HOCMAI
MÔN NGỮ VĂN
1. Đề thi thử: Tại đây
2. Ma trận, nhận định đề thi thử do HOCMAI thực hiện
Bám sát cấu trúc đề thi minh hoạ và đề thi thử nghiệm môn Ngữ văn năm 2017, đề khảo sát của thành phố Hà Nội ra đề với cấu trúc tương tự. Đề thi gồm hai phần là Đọc hiểu và Làm văn với thời gian làm bài là 120 phút. Mức điểm tưng ứng cho từng phần là Đọc hiểu chiếm 3,0 điểm và Làm văn chiếm 7,0 điểm.
-
Ở phần Đọc hiểu, đề thi cho một ngữ liệu thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với bốn câu hỏi nhỏ đi kèm. Các câu hỏi nhỏ được đánh giá ở mức độ dễ, học sinh với học lực trung bình hoặc yếu cũng dễ dàng làm và đạt điểm tuyệt đối. Với 4 câu hỏi nhỏ, tỉ lệ câu hỏi sẽ là Nhớ – hiểu 3/4, Vận dung – Vận dụng cao 1/4.
-
Phần Làm văn gồm hai câu là viết đoạn văn và nghị luận văn học.
+ Câu viết đoạn văn không còn là dạng bài trích ý kiến, nhận định từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, mà yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước được gợi lên từ ngữ liệu. Câu hỏi không đòi hỏi ở học sinh nhiều sự sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc mà chỉ mang tính định hướng, giáo dục.
+ Câu nghị luận văn học ra vào tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân với dạng bài yêu cầu làm sáng tỏ một nhận định. Học sinh cần đi vào giải thích, phân tích, rồi làm sáng tỏ ý kiến với việc vận dụng các thao tác làm văn. Đây là dạng bài đã xuất hiện tại đề thi thử nghiệm nên phần nào học sinh đã quen thuộc nhưng vẫn có sự thử thách, khó khăn riêng. Do bản thân tác phẩm được đánh giá là khó hơn so với các tác phẩm cùng nằm trong chương trình.
Xem chi tiết Ma trận và nhận định đề thi thử:TẠI ĐÂY
Hi vọng nhận định trên sẽ giúp các bạn teen 99 có thêm những thông tin tham khảo quý giá để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017 chỉ còn gần 90 ngày nữa là bắt đầu.
Các môn thi tiếp theo HOCMAI tiếp tục thực hiện các chương trình nhận định đề trực tiếp từ thầy cô trên fanpage Hocmai.vn Online và cung cấp các bài viết phân tích sâu nhằm cung cấp thông tin cho các bạn.