Lời khuyên cho teen 99 thi Toán

So với đề thi những năm gần đây, đề thi môn Toán có đổi mới về cả hình thức và nội dung. Từ những điểm mới này, thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng sẽ đưa ra lời khuyên để học sinh lớp 12 chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi năm 2017.

Thầy Nguyễn Thanh Tùng (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) chia sẻ: “So với năm 2015 thì đề thi năm 2016 có tính phân loại tốt hơn, phân vùng được khá rõ ràng học lực của học sinh. Học sinh trung bình có thể lấy được điểm 4-5, điểm 6-7 sẽ dành cho học sinh có lực học khá, học sinh giỏi có thể chinh phục được mức điểm 8-9. Điểm 10 chỉ dành cho những học sinh xuất sắc. Dễ nhận thấy đề thi có một vài thay đổi làm thí sinh cảm thấy lạ lạ”. Từ phân tích đề thi, thầy Tùng chỉ ra một số điểm thay đổi mới nổi bật và lời khuyên dành cho học sinh lớp 12.

thaytung
Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng (Hệ thống Giáo dục HOCMAI)
  1. Thay vì câu hỏi đầu tiên luôn được mặc định là câu “Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số” như trước, một điều khá thú vị là năm nay câu hỏi này được chuyển xuống câu II trong đề thi. Các câu hỏi không đánh theo các số thứ tự là 1,2,3 … như mọi năm, mà được bộ giáo dục “ưu ái” sử dụng các kí tự số la mã I, II, III… khiến học sinh cảm thấy lạ khi đọc đề thi.

Rất khó để đoán hình thức đề thi năm 2017. Tuy nhiên, học sinh lớp 12 không cần quá lo lắng, đề thi có thể thay đổi nhỏ về hình thức nhưng nội dung sẽ không có sự thay đổi “đột ngột”.

  1. Ở các câu hỏi cơ bản, học sinh có thể tiếp cận và giải quyết bằng nhiều cách. Cách ra đề không đi theo lối mòn, truyền thống như các năm trước mặc dù đều là những kiến thức quen thuộc.

Ở câu hỏi I.1 phần kiến thức logarit, thường ta hay bắt gặp trong đề thi các bài toán về giải phương trình hoặc bất phương trình thì năm nay đề thi xuất hiện bài toán tính giá trị biểu thức liên quan tới logarit – là câu đầu tiên của đề thi. Tuy dạng toán có thay đổi song vẫn ở mức độ dễ.

Câu hỏi xác suất gây nhiễu học sinh bởi những dự kiện liên quan đến thực tiễn nhưng chung quy lại vẫn là câu hỏi dễ. Tuy nhiên, câu hỏi này dễ gây nhầm lẫn và có tính thực tiễn; nếu học sinh học không chắc và không hiểu bản chất – khi chưa phân biệt được hai khái niệm chỉnh hợp hay tổ hợp và cách sử dụng chúng thì rất dễ mất điểm.

Câu VII liên quan tới hình học không gian xuất hiện với câu hỏi khá mới về chứng minh hai đường thẳng vuông góc (thay vì các năm hay hỏi về tính khoảng cách).

Nhìn chung, lượng kiến thức cơ bản phủ tới 65-70% trọng số điểm. Vì vậy học sinh lớp khi bắt đầu học lớp 12 xác định học tốt và chắc các phần cơ bản, hiểu bản chất, để khi đề bài có sự thay đổi về hình thức, cách tiếp cận khác thì vẫn có thể xử lí tốt được. Đây chính là “thông điệp” mà Bộ giáo dục muốn gửi gắm tới các lứa học sinh sau.

  1. Câu hỏi khó nhất trong đề thi năm nay khác với mọi năm là chia thành hai ý nhỏ. Trong đó, ngay cả học sinh khá, học sinh mới làm quen với bất đẳng thực cũng có thể làm được ý 1 để lấy 0.25 điểm mà không quá khó khăn. Còn lại, ý thứ 2 đúng là câu xứng đáng để lấy trọn điểm 10 với mức độ khó tương đương mọi năm.

Tuy nhiên, nhiều học sinh theo thói quen luôn bỏ qua câu 10, thậm chí không đọc đến câu 10 và bỏ lỡ 0.25 điểm quý giá ở ý 1. Học sinh lớp 12 có thể không ôn trọng tâm chuyên đề BĐT, GTLN-GTNN những vẫn phải nắm được kiến thức cơ bản chuyên đề này ở lớp 10 để có thể gia tăng thêm điểm số dù chỉ là 0,25 hay 0,5 điểm.

Thầy Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh về sự cần thiết, quan trọng của kiến thức cơ bản dù cho học sinh đặt mục tiêu điểm khá hay điểm giỏi. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học 12, học sinh chủ động rà soát kiến thức lớp 10, 11 và bắt tay “cày nát” sách giáo khoa và sách bài tập lớp 12. Đây chính là sự bắt đầu khoa học nhất.

Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng (Hệ thống Giáo dục HOCMAI).

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!