Bí kíp “hạ gục” 3 chuyên đề vừa lớn vừa “khoai” môn Vật lí

Dao động điều hòa, sóng cơ học và dòng điện xoay chiều là 3 chuyên đề đầu tiên cũng là 3 chuyên đề lớn nhất, “khoai” nhất môn Vật lí. Chiếm khoảng 50% đề thi THPT quốc gia. Xem ngay phương pháp ôn luyện cụ thể cho từng phần trong mỗi chuyên đề dưới đây.

Xu hướng ra đề thi môn vật lý 2017

  • Khoảng 50% tổng số câu hỏi của đề thi sẽ tập trung vào 3 chuyên đề lớn: Dao động điều hòa; Sóng cơ và Dòng điện xoay chiều. Khoảng 50% số câu hỏi còn lại sẽ phân bổ cho các chuyên đề còn lại.
  • Khoảng 60% số câu ở mức độ dễ và trung bình. Do vậy, với học sinh có học lực trung bình rất dễ để được 5 – 6 điểm. Nhưng học sinh có học lực khá một chút thì không quá khó khăn để được 7 điểm.
  • Đề thi có xu hướng sẽ tăng cường các câu ứng dụng Vật lí vào thực tiễn và đọc đồ thị… và đây là các câu hỏi dùng để dành cho những thí sinh có tư duy tốt, muốn đạt điểm tuyệt đối.
  • Câu hỏi ở mức độ khó và cực khó có tỉ lệ tương đương những năm trước và chiếm khoảng 30-40%. Trong đó, những câu hỏi ở mức cực khó chiếm khoảng 4 câu và thường là những câu hỏi gắn liền với thực tiễn cuộc sống, bài tập đồ thị không phải hình sin liên quan đến cực trị trong điện xoay chiều hoặc các câu hỏi có khả năng tính toán phức tạp và có khả năng “gây nhiễu” cho học sinh.

Chuyên đề: Dao động điều hòa

Số lượng câu hỏi trong đề thi thử nghiệm: Khoảng 7 câu

Một số điểm lưu ý trong chuyên đề

    • Trong chuyên đề Dao động điều hòa các câu hỏi dễ thường rơi nhiều vào lý thuyết thuộc các phần: phương trình dao động điều hòa, các đặc trưng của con lắc đơn, con lắc lò xo và đặc điểm của các loại dao động cưỡng bức, dao động duy trì, dao động tắt dần, cộng hưởng cơ.
    • Câu hỏi trung bình thường rơi vào phần bài tập của các phần: năng lượng trong dao động điều hòa của con lắc đơn và con lắc lò xo, tổng hợp dao động và các bài toán về đồ thị dao động cơ.
  • Các câu hỏi khó liên quan đến con lắc lò xo: khoảng cách lớn nhất, nhỏ nhất của các vật trong dao động điều hòa, thời gian ngắn nhất, lực đàn hồi cực đại cực tiểu, tốc độ lớn nhất trong dao động tắt dần và một số dạng toán dề con lắc đơn.

Chuyên đề: Sóng cơ học

Số lượng câu trong đề thi: khoảng 5-6 câu

Một số lưu ý trong chuyên đề:

  • Các câu dễ là những câu lý thuyết thuộc phần định nghĩa của sóng cơ và sự truyền sóng cơ, sóng dừng và sóng âm
  • Các câu trung bình thường là các dạng bài tập về công suất nguồn âm, cường độ âm, mức cường độ âm và sự truyền sóng, có thể có 1 câu hỏi về đồ thị sóng cơ học.
  • Các câu khó thuộc phần giao thoa sóng

Chuyên đề Dòng điện xoay chiều

Số lượng câu trong đề thi: khoảng 8-9 câu

Một số lưu ý trong chuyên đề

  • Các câu dễ thường là những câu lí thuyết về các đặc trưng của mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, các biến đổi cơ bản liên quan đến công suất, hệ số công suất, cộng hưởng điện, lí thuyết về máy phát điện, máy biến áp và truyền tải điện năng…
  • Các câu trung bình thường là các câu hỏi tính toán độ lệch pha, cảm kháng, dung kháng, tổng trở hoặc cường độ dòng điện, điện áp của đoạn mạch điện.
  • Các câu khó thuộc các phần ứng dụng của giải đồ vecto, cực trị và truyền tải điện năng.

Phương pháp ôn luyện dựa trên mục tiêu điểm số

Chuyên đề Mục tiêu 6-8 điểm Mục tiêu 8-10 điểm
Dao động cơ Khoảng 7 câu là chuyên đề chiếm khá nhiều điểm trong đề thi, dạng bài đa dạng. Những bài khó yêu cầu học sinh có nền tảng kiến thức vững chắc, tư duy linh hoạt và nhạy bén.
1.1 Đại cương về dao động điều hòa + Lí thuyết và dạng bài viết phương trình dao động điều hoà khi đã biết trạng thái ban đầu của vật dao động.

+ Lí thuyết và các dạng bài tập dễ về thời gian, quãng đường dao động, tốc độ trung bình trong dao động điều hòa.

+ Lí thuyết và dạng bài tập dễ về các đại lượng dao động trong dao động điều hoà: li độ x, vận tốc v, gia tốc a, lực kéo về (lực hồi phục) và độ lệch pha giữa các đại lượng đó. Công thức độc lập theo thời gian của các đại lượng dao động.

+ Lí thuyết và dạng bài tập khó liên quan đến đại lượng dao động trong dao động điều hoà: vận tốc v, gia tốc a, lực kéo về (lực hồi phục) và độ lệch pha giữa các đại lượng đó. Công thức độc lập theo thời gian của các đại lượng dao động.

+ Lí thuyết và các dạng bài tập khó về thời gian, quãng đường dao động, tốc độ trung bình trong dao động điều hòa

1.2. Con lắc lò xo + Lí thuyết và các dạng bài dễ xác định biên độ, chiều dài lò xo, lực kéo về, lực đàn hồi tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động; thời gian giãn nén của lò trong quá trình dao động; năng lượng dao động của con lắc, chủ yếu áp dụng công thức có sẵn. + Lí thuyết và các dạng bài khó xác định biên độ, chiều dài lò xo, lực kéo về, lực đàn hồi tác dụng lên vật trong quá trình vật dao động; thời gian giãn nén của lò trong quá trình dao động; năng lượng dao động của con lắc.

Bài toán con lắc chịa thêm tác dụng của các lực không đổi: như lực ma sát, lực điện; con lắc đặt trên mặt phẳng nghiêng, …

1.3. Con lắc đơn. + Lí thuyết và các dạng bài toán dễ xác định chu kì, tốc độ, năng lượng, lực căng dây của con lắc, chủ yếu áp dụng công thức.

+ Bài toán xác định chu kì con lắc đơn chịu tác dụng các ngoại lực: quán tính, lực điện, lực cản, lực đẩy Acsimet…

+ Lí thuyết và các dạng bài toán khó xác định chu kì, tốc độ, năng lượng, lực căng dây của con lắc.

+ Bài toán liên quan đến con lắc đơn chịu tác dụng các ngoại lực: quán tính, lực điện, lực cản, lực đẩy Acsimet…

1.4. Tổng hợp dao động điều hòa + Lí thuyết và các dạng bài dễ xác định biên độ, pha ban đầu dao động tổng hợp, dao động thành phần.

+ Bài toán liên quan khoảng cách hai vật.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó xác định biên độ, pha ban đầu dao động tổng hợp, dao động thành phần.

+ Bài toán liên quan khoảng cách hai vật.

1.5. Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì + Bài toán xác định tần số, biên độ dao động cưỡng bức khi cộng hưởng; khi không có cộng hưởng. + Bài toán xác định tần số, biên độ dao động cưỡng bức khi cộng hưởng; khi không có cộng hưởng.
Sóng cơ Khoảng 5-6 câu, kiến thức không nhiều nhưng có nhiều dạng bài khó liên quan đến kiến thức thực tiễn, đồ thị đòi hỏi tư duy cao trong nhiều bài.
2.1. Sự truyền sóng + Lí thuyết và dạng bài toán dễ liên quan đến độ lệch pha hai điểm dao động bất kì trên cùng phương truyền sóng. + Lí thuyết và dạng bài toán khó liên quan đến hai điểm dao động bất kì trên phương truyền sóng: xác định biên độ sóng, độ lệch hai điểm dao động.
2.2. Giao thoa sóng cơ + Bài toán dễ xác định số điểm dao động cực đại cực tiểu trên một đoạn thẳng, đoạn cong cho trước. + Bài toán khó xác định số điểm dao động cực đại cực tiểu trên một đoạn thẳng, đoạn cong cho trước.

+ Bài toán khó liên quan đến độ lệch pha các điểm trên mặt phẳng giao thoa.

2.3.Sóng dừng + Bài toán dễ xác định số điểm bụng nút trên dây có sóng dừng hai đầu là nút hay một đầu nút một đầu tự do. + Bài toán khó xác định biên độ của điểm dao động trên mặt phẳng giao thoa.
2.4. Sóng âm + Dạng bài dễ về mối liên hệ cường độ âm, mức cường độ âm, khoảng cách tới nguồn của một điểm trong môi trường truyền âm. + Dạng bài khó mối liên hệ cường độ âm, mức cường độ âm, khoảng cách tới nguồn của một điểm trong môi trường truyền âm.
Dòng điện xoay chiều Khoảng 8-9 câu, chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi, cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề thi. Các câu hỏi khó liên quan đến kĩ năng biến đổi, tư duy toán lí dựa quan hệ các đại lượng dao động điện xoay chiều.
3.1. Mạch điện xoay chiều RLC + Dạng bài cơ bản áp dụng công thức: tính dung kháng, cảm kháng, tổng trở mạch, độ lệch pha u, i khi đã biết các đại lượng trên …

+ Dạng bài cơ bản xác định hệ số công suât, công suất của mạch điện xoay chiều.

+ Các dạng bài đơn giản về cực trị trong mạch điện mang tính áp dụng công thức.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó xác định các giá trị cực đại, hiệu dụng và độ lệch pha các đại lượng dao động trong mạch điện.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó về xác định hệ số công suất, công suất trong mạch RLC

+ Lí thuyết và các dạng bài khó về hiện tượng cộng hưởng điện.

+ Lí thuyết và các dạng bài về cực trị trong mạch RLC khi R hoặc L hoặc C hoặc ω thay đổi.

+ Dạng bài về các giá trị tức thời trong mạch RLC.

+ Dạng bài hộp kín.

3.2. Máy phát điện xoay chiều + Lí thuyết và các dạng bài dễ về máy phát điện xoay chiều một pha như xác định tần số dòng điện. + Lí thuyết và các dạng bài khó về máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha.
3.3. Máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa + Lí thuyết và các dạng bài tập dễ về máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa. + Lí thuyết và các dạng bài tập khó về máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa.

Trong hai tháng cuối, 3 thầy giáo Vật lí đầy kinh nghiệm là thầy Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Ngọc Hải và thầy Trần Đức sẽ đồng hành cùng sĩ tử trong giai đoạn nước rút cuối cùng với khóa học PEN-M nhằm giúp các bạn tối ưu hóa thời gian làm bài để tối đa hóa điểm số theo năng lực của bản thân. Khóa học sẽ ra mắt trong tháng 4 này nha. Cùng chờ đón và đăng ký theo học khóa học này nhé.

BV.16.3

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!