10+ Sai lầm mà phụ huynh nào cũng mắc phải ít nhất 2 khi dạy con và cách giải quyết – (p1)

Liệu trong cuộc sống thường nhật, chúng ta đã mắc phải bao nhiêu sai lầm trong việc dạy con? Và vì sao, những việc tưởng chừng như có lợi ấy lại là sai lầm? Nó gây ra những hậu quả gì? 

Chúng ta luôn mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đế với con những chúng ta lại không biết rằng có những hành động tưởng chừng là chỉ muốn tốt cho con ấy lại gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Trong bài chia sẻ trên page của trung tâm học tập chủ động Galileo, chúng ta đã biết được những sai lầm đầu tiên hiển hiện ở bất cứ một gia đình nào và bất cứ một phụ huynh nào cũng đã từng mắc phải. Hãy xem những sai lầm này có thể gây nên những hậu quả gì? Ảnh hưởng như thế nào đến con để thay đổi và tìm đến một phương pháp giáo dục hiệu quả, tốt và tối ưu nhất cho những đứa trẻ của mình.

  1. Hứa hẹn hão khi giữ tiền mừng tuổi.

Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ ở đây đã ít nhất là 10 năm trời giữ tiền mừng tuổi của con. Và thậm chí là hơn rất nhiều năm. Và cách để giữ mà con không đòi hỏi chính là những lời hứa không thực hiện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của cha mẹ trong mắt của con mà còn làm cho trẻ cảm thấy bị mất quyền lợi. Không chỉ thế, nó còn hình thành tâm lý đề phòng với cha mẹ và có thể nảy sinh nhiều tai họa khi mà chúng dấu diếm những đồng tiền có được để tự chi tiêu theo cách của riêng mình.

Trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 5 tuổi có thể không hiểu biết về giá trị của động tiền, chưa tự nhận thức được việc tiêu tiền như thế nào cho bản thân và giữ tiền tiết kiệm. Nhưng khi đã bắt đầu vào lớp 1, việc đi học với chúng bạn, tiếp xúc với môi trường bên ngoài với những món đồ ăn vặt, những chiếc quần áo mới, những món đồ chơi, búp bê đẹp đẽ thì chúng đã có hể hiểu được giá trị của đồng tiền. Cần phải có tiền mới có thể mua được những thứ mà chúng yêu thích. Vì vậy, chúng đã có thể tự mình biết được giá trị của đồng tiền, chỉ là chưa biết cách chi tiêu cho hợp lý. Tại sao chúng ta lại không đưa số tiền mừng tuổi mà chúng đã hào hứng nhận được để dành cho những việc này kèm theo hướng dẫn chi tiêu hợp lý. Điều này không chỉ giúp trẻ biết cách chi tiêu đúng ngay từ sớm mà còn dạy được trẻ cách tự lập và quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, hãy định mức số tiền mà trẻ có thể tự giữ để chi tiêu, nằm trong khoảng dưới 500.000. Số tiền còn lại có thể hướng dẫn trẻ bỏ ống heo để bạn giữ và đến một thời điểm nào đó sẽ mua cho con những món đồ mà con thích.

sai lầm 2

2. So sánh với con nhà người ta.

Con nhà người ta chính là kẻ thù truyền kiếp của mọi đứa trẻ trên thế giới. Việc cha mẹ so sánh con cái với những đứa trẻ cùng trang lứa nhưng xuất sắc hơn là việc thường nhật. Cha mẹ lấy những điều này để làm động lực, tấm gương hoặc kích thích tâm lý cho con tiến bộ hơn . Nhưng lại không biết đây là việc có thể gây nên những tổn thương tâm lý và khiến trẻ hành động ngược lại.

Việc so sánh này có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, xấu hổ và tổn tương về mặt tâm lý. Nhiều trẻ còn có tâm lý tiêu cực nghĩ đến hướng bố mẹ không thương mình, hoặc gây ức chế khiến trẻ có hành động ngược lại. Vậy thì nên làm thế nào để vừa nêu lên được những tấm gương tốt lại giúp trẻ có động lực phấn đấu? Vậy thì việc so sánh thay bằng nói lên điểm tốt của con nhà người ta như thế nào, hãy hỏi xem con có muốn được giỏi như vậy hay không, có muốn được tốt, được xuất sắc như vậy hay không. Hãy liên hệ với những ý muốn của trẻ, để biến việc so sánh trở nên tích cực hơn.

Mẹ bảo mình không đẹp trai bằng thằng hàng xóm

3. Ngại ngùng khi giáo dục giới tính và tình dục.

Sai lầm lớn nhất của phụ huynh trong cuộc sống trước đây chính là việc ngại ngùng với con trong việc giáo dục giới tính và tình dục. Điều này đã gây ra không ít những hậu quả như bị quấy rối tình dục, xâm phạm hoặc những căn bệnh khó nói mà trẻ không nhận thức được.

Hãy ngưng ngại ngùng với trẻ khi nói về giới tính và tình dục ngay từ bây giờ. Bắt đầu thảo luận những kiến thức về giới tính khi trẻ mới bắt đầu lên 4. Vì sao lại vậy? Theo thống kê thì trong những trường hợp xâm hại tình dục trẻ em thì đây chính là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì vậy, trong khi tắm hoặc trong những cuộc trò chuyện của trẻ, hãy nói những kiến thức về sự riêng tư, cách bảo vệ mình. Nói cho trẻ hiểu đâu là nơi mà chỉ mình trẻ mới có thể nhìn thấy, mới có thể đụng chạm. Biết được sự khác nhau giữa hai giới tính nam và nữ, và sự khác biệt ấy là một điều bình thường, biết cách bảo vệ sự khác biệt ấy và phải trân trọng, bảo vệ. Đặc biệt khi nói về nguyên tắc đụng chạm, hãy nói với trẻ ai là người có thể đụng chạm những bộ phận như vùng kín, dương vật và ở mức độ nào và trong không gian  nào. Ví dụ như trẻ chỉ có thể đụng chạm khi đi vệ sinh, khi tắm, kể cả những người khác như bố mẹ, bảo mẫu nếu tắm thay trẻ thì cũng chỉ có thể đụng chạm trong phòng tắm,… Hãy nói với trẻ cách bảo vệ nó trước cả những người thân như bảo mẫu và họ hàng.  Và nói tên chính xác của những bộ phận này để trẻ biết khi nào nó xuất hiện hiện tượng đau đớn,…Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn trẻ biết cách vệ sinh và bảo vệ những cơ bộ phận đặc biệt trong hoạt động vui chơi. Giúp trẻ ý thức được cần phải che chắn,.. khi trong môi trường công cộng như bể bơi, bãi tắm.

Đối với những kiến thức về tình dục, hãy bắt đầu nói vào lúc trẻ lên 8 tuổi để trẻ ý thức được việc bảo vệ bản thân trước những người khác giới. Hãy khẳng định hành vi tình dục không dành cho trẻ em và dưỡng dẫn trẻ xử lý khi nhìn thấy hành vi tình dục ở bất cứ đâu dù internet hay bên ngoài.

1296b9eb-8fcb-4128-8050-efd3bdb6a089

Trên đây là phân tích về những sai lầm đầu tiên của phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ kèm theo những cách xử lý tối ưu nhất cho trẻ trong từng trường hợp. Để tìm hiểu về cách xử lý trong các sai lầm tiếp theo, hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài nhé!

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!