Đã có rất nhiều học sinh kêu than về việc học tập và thi cử tại Việt Nam đang quá nặng nề. Thực sự thì áp lực của chúng ta vẫn chưa là gì cả đâu các bạn ạ.
XEM THÊM:
- Thầy Trần Đức – thầy giáo “hot boy” tràn đầy nhiệt huyết
- PEN 2018 – Giải pháp toàn diện cho kỳ thi THPT Quốc gia 2018
- Hé lộ: Giải pháp ôn thi THPT toàn diện cho teen 2000 đã xuất hiện
1. Gaokan – Kỳ thi “địa ngục” ở Trung Quốc
“Gaokan”, hay còn gọi là “kỳ thi lớn” chính là tên gọi của kỳ thi đại học tại Trung Quốc. Theo báo cáo năm 2016, có tới 9,4 triệu người đã tham gia kỳ thi này. Với tỷ lệ đỗ đại học vô cùng nhỏ – chỉ khoảng 1% đã khiến cho kỳ thi này trở thành một trong những kỳ thi khó nhất trên thế giới.
Rất nhiều học sinh Trung Quốc phải học hơn 15 tiếng mỗi ngày mới hi vọng có thể đỗ đại học. Áp lực thi đại học tại đây lớn đến nỗi từ tháng 2 tới tháng 6 hàng năm được coi là “mùa tự tử” với hơn 60% các vụ tự tử là học sinh.
2. Suneung – “Đấu trường sinh tử” tại Hàn Quốc
Nếu Trung Quốc có Gaokan, thì tại Hàn Quốc, học sinh cũng có một kỳ thi tương tự – Suneung. Kỳ thi này cũng áp lực không kém: chính người Hàn Quốc cũng thường nói “Tứ đang ngũ lạc”, ý rằng ngày chỉ được ngủ 4 giờ, nếu ngủ quá tới giờ thứ 5 thì không thể đỗ đại học.
Một ngày bình thường của học sinh Hàn Quốc trung bình từ 8 giờ sáng tới 4,5 giờ chiều ở trường sau đó còn phải đến các lò luyện thi tới 11 giờ đêm mới về nhà. Việc học thêm tại đây phổ biến đến nỗi, theo khảo sát của Bộ Giáo dục Hàn Quốc năm 2013, các gia đình có con em trong độ tuổi đi học chi tới 18-20 tỉ USD, tương đương với khoảng 25% thu nhập chỉ riêng cho việc học hành của con cái. Trong khi đó, có những giáo viên thu nhập tới 4 triệu USD/năm chỉ nhờ tổ chức chương trình học thêm qua mạng internet.
3. Thi đại học ở Việt Nam vẫn chưa là gì!
So với việc thi cử tại Trung Quốc và Hàn Quốc, việc luyện thi đại học ở Việt Nam dường như vẫn còn quá nhẹ nhàng. Trong khi nhiều học sinh Trung Quốc phải chuẩn bị cho kỳ thi đại học ngay từ cấp 2, thì học sinh Việt Nam chỉ cần bắt đầu ôn luyện thi đại học từ lớp 11.
Chỉ cần ngay khi kết thúc mùa hè năm lớp 11, học sinh bắt tay vào việc ôn luyện toàn diện thì đến đầu kỳ II năm lớp 12, học sinh đã có thể làm được toàn bộ đề thi đại học.
Như vậy, nếu không thể đạt thành tích cao trong kỳ thi đại học tại Việt Nam, chắc chắn phần lớn lỗi là do chính chúng ta chưa thực sự chăm chỉ mà thôi!
XEM THÊM: