Thủ khoa ĐH sư phạm, lại trở về miền núi nhưng vẫn không tìm được việc làm, phải rẽ ngang sang làm chăn nuôi kiếm sống. Câu chuyện thủ khoa thất nghiệp, không làm đúng ngành, từ chối thảm đỏ năm nào cũng có. Nhưng có lẽ câu chuyện của nữ thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội 2 năm 2016 khiến dư luận một lần nữa nổi sóng về vấn đề đào tạo trong các trường hiện nay và sư phạm thất nghiệp.
Để thành công, đừng chỉ chọn một con đường
Sự thật đáng buồn ở Việt Nam hiện nay là nhiều bạn trẻ còn phụ thuộc vào lối tư duy ra trường phải làm công chức nhà nước, công việc ổn định, gần nhà,…. Thay vì thụ động chờ đợi một công việc biên chế, các bạn có thể lựa chọn rất nhiều hướng đi khác cho bản thân mình.
Quán quân của một cuộc thi nghệ thuật không có nghĩa ra khỏi cuộc thi sẽ trở thành nghệ sĩ nổi tiếng nếu không nỗ lực làm việc và cống hiến. Đừng chấp nhận bất cứ đỉnh cao nào, đừng coi thành công của hiện tại là thành công của tương lai.
Nói như thế để thấy kiến thức sách vở và điểm số học tập là chưa đủ để mỗi người có thể đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay thiếu kỹ năng sống như năng lực giao tiếp, hợp tác còn vô cùng hạn chế, năng lực quản trị cuộc sống giải quyết vấn đề gần như không có.
Đa phần các bạn không xác định được mục tiêu và nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đó. Sự trông chờ, ỷ lại vào người khác đã biến nhiều người trẻ trở nên thiếu chủ động ngay trong chính cuộc đời của mình.
>> Xem thêm: Các bậc cha mẹ trên thế giới đang cho con học kiểu gì
Sợ nhất là các bạn ngại khó ngại khổ, thường lấy lý do để chống chế trong khi tuổi trẻ là quãng thời gian cống hiến nhiều nhất, là nền tảng của mọi thành công sau này. Nhiều bạn chưa làm, làm không hiệu quả nhưng vẫn trông chờ hoặc đặt lợi ích bản thân được hưởng lên trên hết. Thành công là một quá trình cần có sự vun đắp từng ngày chứ không thể kết hoa kết trái trong ngày một ngày hai.
“Muốn trở thành công chức không hề sai mà là nhu cầu dễ hiểu của nhiều người. Mong ước làm đúng ngành, nghề, được ở gần gia đình cũng vậy. Thế nhưng, việc thỏa mãn tất cả yêu cầu này rất khó. Bản thân em cũng xác định đi làm nhiều năm nữa, nếu may mắn mới trở thành công chức”- Lời tâm sự của Ngô Thị Hương Thảo, thủ khoa Học viện Tài chính năm 2017.
Đôi lời nhắn nhủ gửi bậc phụ huynh và các em học sinh
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Các bạn trẻ muốn có một công việc tốt ngày càng phải năng động, thích nghi với môi trường và cơ chế mới. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang tiến hành cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết lao động sức người sẽ được thay bằng robot. Điều này làm hàng triệu người thất nghiệp. Thử hỏi khi đó liệu chúng ta có đủ sức cạnh tranh công việc với một người nước ngoài nếu không có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ?
>> Xem thêm: Thủ khoa ở nhà nuôi lợn: Khoảng cách của sự tự tin
Khó khăn ấy đòi hỏi phụ huynh và học sinh luôn đổi mới trong cách tư duy dạy và học. Học tốt không có nghĩa là học để lấy điểm cao. Mà học tốt cần cân bằng giữa điểm số và phát triển kĩ năng bản thân, để trở thành một công dân toàn cầu. Để học tốt cần cải tiến, bổ sung những phương pháp học truyền thống bằng những cách học mới, hiệu quả hơn như học trực tuyến, học với giáo viên nước ngoài,…Có như vậy, đất nước mới không còn tình trạng thủ khoa…chăn lợn!