Bí quyết học tập

Đạt tối thiểu 24 điểm KHXH như thế nào trong 59 ngày?

By hocmai.kithuat

April 18, 2017 18:09 PM

Thi trắc nghiệm những môn xã hội sẽ giúp thí sinh tránh nỗi lo bị điểm liệt, tuy nhiên điểm cao như thế nào hoàn toàn phụ thuộc thuộc vào sự  đầu tư trong quá trình học và kỹ năng khi làm bài. Đọc ngay bài viết dưới đây để trả lời được câu hỏi làm sao đạt điểm 8 các môn xã hội trong 2 tháng cuối.

Đầu tiên, teen 99 cần gạt bỏ ngay những lầm tưởng dưới đây khi học tổ hợp KHXH:

Nếu còn có ý định học vẹt, học tủ những môn này thì bạn xác định thất bại ngay trước khi bắt đầu. Vì hình thức thi trắc nghiệm với ngân hàng đề 45000 câu hỏi, với 4 mức độ từ dễ đến khó bạn làm sao có thể học tủ, học vẹt, học thuộc lòng. Lời khuyên dành cho teen 99 để đạt mục tiêu 8 điểm bạn cần:

  1. Hiện tại điểm số thực của bạn phải ở mức 6,7 điểm

Chỉ còn 2 tháng, bạn không thể được 8 khi năng lực hiện tại của bạn chỉ 4,5 điểm. Hãy đặt ra mục tiêu điểm số khả thi chứ không phải là con số mơ ước.

Bí kíp học từng môn trong tổ hợp KHXH

Môn Lịch sử

Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy môn Lịch sử

Môn học nào cũng có những đơn vị kiến thức tương đồng, để không bị nhầm lẫn bạn cần lập bảng so sánh. Ví dụ: so sánh 3 hiệp định: Hiệp định Sơ bộ, hiệp định Giovevo, hiệp đinh Paris hay các chiến lược như chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh. Bạn có thể đặt ra một số tiêu chí so sánh như  thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa…

+ Lưu ý những mệnh đề phản, đọc đề thật kỹ nhất là những câu có chứ từ “không” như: “Chiến dịch nào không phải là…” Rất nhiều bạn vì vội vàng mà nhầm lẫn ở những câu như vậy.

+ Nếu chỉ với mục tiêu 8 điểm bạn có thể bỏ qua phần khó chỉ chiếm 4 câu trong đề thi (trong đó có một câu thuộc phần lịch sử thế giới,  1 câu trong giai đoạn 1975-2000 và 2 câu trong giai đoạn 1945-54) đặc biệt cần tập trung cao độ vào giai đoạn 1945-54 vì phần này chiếm khoảng 12 câu tương đương 3 điểm.

Môn Địa lí

– Cũng như môn Lịch sử, trong giai đoạn nước rút này bạn cần hệ thống lại kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy, nắm những đơn vị kiến thức lớn, trọng tâm của từng chuyên đề, từ đó triển khai những đơn vị kiến thức cụ thể, chi tiết.

– Đối với các kĩ năng thực hành Địa lí, cần tận dụng tối đa Atlat Địa lí Việt Nam, đây là tài liệu được mang vào phòng thi nên học sinh không chỉ sử dụng cho những câu hỏi đề bài yêu cầu sử dụng Atlat mà còn khai thác được thông tin để trả lời những câu hỏi lí thuyết khác trong đề. Muốn đạt được điều này, học sinh cần rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam thật nhuần nhuyễn.

Phân biệt những đơn vị kiến thức dễ nhầm lẫn như khái niệm nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa; đặc điểm của vùng Đông Bắc và Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam…

Nắm được các công thức tính sản lượng, lượng mưa trung bình, mật độ dân số

Nắm được đặc điểm của từng loại biểu đồ, biết cách nhận xét thông qua biểu đồ, bảng số liệu…

–  Học sinh có mục tiêu 8 điểm không cần chú trọng hoặc có thể bỏ qua những vùng kiến thức khó: Địa lí kinh tế (3 câu) và thực hành Địa lí (1 câu)

-Trong làm bài thi trắc nghiệm, loại suy vẫn là phương pháp hiệu quả nhất. Đồng thời, cần chú ý những câu dẫn có chữ “không” để không trả lời nhầm.

Môn Giáo dục công dân

Vì đây là năm đầu tiên môn Giáo dục công dân được đưa vào đề thi nên khó khăn đối với các sĩ tử 2016 là không có đề thi năm trước để so sánh và đối chiếu.

Hôm nay 18/4 khóa học PEN-M sẽ chính thức khai giảng, đặc biệt là từ 15-21/04 khi đăng ký khóa học sẽ được hưởng ưu đãi 15%. để biết thêm về khóa học “có một không hai” này CLICK TẠI ĐÂY

 

: