Bí quyết học tập

Chuyên gia mách nước 10 kinh nghiệm ôn luyện bài trắc nghiệm môn Toán đạt điểm cao

By hocmai.kithuat

November 01, 2016 08:53 AM

Bắt đầu từ năm học 2017 trở đi, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển đổi hình thức thi tự luận môn Toán sang hình thức thi trắc nghiệm ở kì thi Trung học phổ thông quốc gia. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến cả thầy và trò trong việc dạy, học và thi.

 

 

Với bề dày kinh nghiệm từ 35 năm dạy học và luyện thi, thầy Lê Đình Định – Tiến sỹ Toán học, Trưởng ban Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, Cố vấn Hệ thống Giáo dục HOCMAI- có 10 ý kiến trao đổi cùng các em học sinh với mục đích giúp các em ôn, luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán một cách hiệu quả nhất.

Thứ nhất: Sự khác biệt giữa bài toán tự luận và bài toán trắc nghiệm khách quan

  1. Bài toán tự luận là yêu cầu học sinh phải tự trình bày lời giải một cách tuần tự với đầy đủ các bước để giải quyết vấn đề hoặc tìm ra ẩn số mà bài toán yêu cầu.
  2. Bài toán trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng, tuy nhiên trong bài thi THPT quốc gia sẽ chỉ xuất hiện câu hỏi dạng lựa chọn 1 trong 4 phương án. Tức là cho trước bốn phương án lựa chọn, đáp số bài toán là 1 trong 4 phương án A, B, C hoặc D. Trong đó, có một phương án đúng, ba phương án còn lại là các phương án nhiễu, yêu cầu học sinh chọn ra phương án đúng mà không cần trình bày các bước giải. Xin lưu ý cùng các em là có hai loại phương án nhiễu, đó là:

Thứ hai: Những khó khăn giữa hai hình thức thi

  1. Đối với hình thức tự luận: Học sinh thường vấp phải khó khăn đầu tiên là tìm rahướng giải, sau đó là cách trình bày ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc… hoặc lời giải hay. Tuy nhiên, thời gian không bị gò bó như làm các câu trắc nghiệm khách quan. Đặc biệt, nếu không trình bày được lời giải đúng thì học sinh sẽ có thể không nhận được điểm tối đa cho bài này hoặc đúng đến đâu, sẽ nhận được điểm đến đó.
  2. Đối với hình thức trắc nghiệm khách quan: Khó khăn lớn nhất là học sinh bị áp lực thời gian bởi học sinh phải vận dụng cả kiến thức và kĩ năng để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian tương đối ngắn.

Trong quá trình xem xét, phân tích đề thi minh họa, thầy Lê Đình Định nhận thấy việc phân bổ thời gian cho các câu hỏi theo mức độ Khó – dễ như sau:

Nếu không chọn được chính xác phương án đúng ở một câu hỏi bất kì, học sinh có thể chọn ngẫu nhiên một phương án mà vẫn có thể có cơ hội được điểm ở câu hỏi đó.

Thứ ba: Phạm vi kiến thức thi trắc nghiệm trong bài thi THPT quốc gia

Kỳ thi THPT QG năm học 2016 – 2017, kiến thức được gói gọn trong chương trình lớp 12.

Thứ tư: Lĩnh vực kiến thức

Kiến thức trong kì thi THPT quốc gia bao gồm hai lĩnh vực: Giải tích và Hình học

1. Lĩnh vực giải tích bao gồm các phần kiến thức như sau:

2. Lĩnh vực hình học bao gồm các phần kiến thức như sau:

Thứ năm: Cấp độ nhận thức

Bảng thống kê câu hỏi theo cấp độ nhận thức (Dựa trên Đề thi minh họa Kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 5/10/2016)

Bảng thống kê câu hỏi theo cấp độ nhận thức (Dựa trên Đề minh họa 5-10-2016)

Thứ sáu: Học sinh cần lưu ý một số hướng chính giải bài Toán trắc nghiệm

Thứ bảy: Học sinh cần rèn luyện các yếu tố gì?

Thứ tám: Quan niệm sai lầm

Nhiều người thường hay quan niệm, trong đề thi trắc nghiệm, các phương án đúng trong đề thi sẽ được phân bổ đều cho các phương án A, B, C, D; nên nếu chỉ chọn một phương án xuyên suốt cho cả bài thi thì ta cũng sẽ đươc 25% tổng số điểm toàn bài. Vậy, chúng ta sẽ cùng phân tích xem nhận định/quan niệm trên sai lầm như thế nào.

Đề thi sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi. Các câu hỏi và sự sắp xếp các phương án lựa chọn được xáo trộn trong quá trình chọn, máy tính sẽ chọn ngẫu nhiên từ hệ thống ma trận thành các đề thi. Do đó, với cùng một câu hỏi các học sinh khác nhau lại có đáp án đúng rơi vào các phương án khác nhau.

Dựa vào đề mẫu mà học tủ: hiện nay, đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. Với một đề mẫu mà Bộ công bố gồm 50 câu không thể nêu hết các vấn đề. Vì vậy, khi thi chính thức, kiến thức có thể lệch với đề mẫu.

Hơn nữa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, sự lan truyền và chia sẻ hệ thống các đề thi trên các trang mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Bởi lẽ, đề thi và các tài liệu được biên soạn bởi rất nhiều các cá nhân, tổ chức, trong đó có rất nhiều nguồn không đáng tin cậy, phần lớn là biên soạn không có căn cứ rõ ràng và không được kiểm duyệt bởi một cơ quan có thẩm quyền. Do đó, nếu không có kiến thức vững vàng, không hiểu rõ cấu trúc đề thi và bản chất thì học sinh rất dễ bị tin và theo dẫn đến sai lầm trong cả quá trình học và luyện.

Thứ chín: Chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm

Như đã phân tích trong phần 2, áp lực của học sinh khi làm đề thi trắc nghiệm là hoàn thành các câu hỏi theo thời gian phù hợp. Học sinh cần tạo cho mình một chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm. Để có thể làm tốt và giành được điểm cao, các em cần lưu ý những điểm chính như sau:

Thứ mười: Tài liệu quan trọng nhất là Sách giáo khoa lớp 12

Hiện nay, các tài liệu phục vụ thi trắc nghiệm khách quan rất nhiều; tuy nhiên, chưa thể đánh giá được vì độ phủ về kiến thức là quá rộng, có cả những phần ngoài chương trình thi. Vì vậy, mỗi tài liệu chỉ phù hợp với một phần của đề. Học sinh cần phải chọn lọc khi tham khảo, tránh ôm đồm và sa đà.

Học sinh có thể tự học, tự ôn luyện sau khi được trang bị kiến thức ở trường. Tuy nhiên, các em nên lựa chọn các khóa học của các hệ thống giáo dục có uy tín, có kinh nghiệm dạy học và ôn, luyện thi đại học để việc ôn, luyện hiệu quả.

Trên đây là 10 điều tâm huyết được đúc kết từ kinh nghiệm bản thân và thực tế mà thầy giáo Lê Đình Định với 35 năm kinh nghiệm muốn truyền đạt cùng các em học sinh.

Chúc các em thành công!

Tiến sĩ Lê Đình Định

Trưởng ban Đề thi đánh giá năng lực – Đại học Quốc gia Hà Nội

Cố vấn Hệ thống Giáo dục HOCMAI