Để được điểm thi Văn THPT QG cao, teen 99 cần phải biết sắp xếp thời gian học – ôn – luyện. Tuy nhiên nhiều bạn không phân định được rõ ba quá trình này. Những chia sẻ dưới đây của thầy Đặng Ngọc Khương sẽ giúp bạn:
Xem thêm:
- Dành cho teen 99 có học lực TB-Khá: Cách học để nâng cao điểm số!
- Hé lộ mưu cao kế hiểm teen 98 để lại cho 99ers
- Teen 99 chú ý: Bí kíp ôn thi THPT QG được trên 27 điểm!
Theo phân phối chương trình thì khoảng hết tháng 4 là các trường sẽ dạy xong kiến thức. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay các trường đều đẩy sớm tiến độ 1-2 tháng, thậm chí có những trường tư thục xong kì 1 đã dạy hết kiến thức lớp 12. Như vậy việc đưa ra một quy chuẩn chung là rất khó. Ở đây, thầy đề xuất quy trình HỌC – ÔN – LUYỆN cơ bản như sau:
Bước 1: HỌC trên lớp, ghi chép đầy đủ kiến thức mà thầy cô truyền đạt, bổ sung kiến thức mà mình tích lũy từ sách vở tham khảo bên ngoài (lưu ý: có nhiều học sinh xem nhẹ việc ghi chép bài vở trên lớp, chỉ chú trọng việc học thêm. Đây là sai lầm nghiêm trọng)
Bước 2: Sau khi được HỌC – được trang bị kiến thức đầy đủ về từng tác phẩm, học sinh nên tiến hành ÔN lại ngay lập tức. Quá trình ÔN tập được tiến hành tuần tự, cứ học đến bài 2 thì ôn lại bài 1. Như vậy có thể thấy quá trinh HỌC và ÔN đan xen nhau và chạy suốt năm học.
Bước 3: Sau khi đã HỌC và ÔN kĩ càng, chúng ta tiến hành LUYỆN kĩ năng viết. Quá trình luyện kĩ năng viết chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Cứ 1 tuần luyện viết 1 bài. Việc này tiến hành ngay từ đầu năm học.
Giai đoạn 2: Ngày nào cũng luyện. Việc này tiến hành vào 2 tháng trước khi thi.
Đã có rất nhiều anh, chị đi trước sử dụng quy trình HỌC – ÔN – LUYỆN như trên và thành công. Đồng thời, các em cũng nên kết hợp với việc học thêm môn Ngữ văn bằng giải pháp PEN để nâng cao tính hiệu quả, đảm bảo mục tiêu điểm số.
Xem thêm:
- Teen 99 cần chọn ngành ngay từ bây giờ!
- Bí quyết ôn thi khối A hiệu quả cho teen 99
- Bí quyết ôn thi khối B hiệu quả cho teen 99
Ngoài ra, để học tốt môn Ngữ văn, học sinh còn cần hiểu tác phẩm bằng cách nắm được XƯƠNG CỐT và HÌNH ẢNH, TỪ NGỮ, CHI TIẾT đắt giá của tác phẩm đó.
Đối với tác phẩm truyện thì phần xương cốt là cốt truyện, tình huống. Đối với thơ là mạch cảm xúc, tư tưởng chủ đạo. Đối với kịch là xung đột, mâu thuẫn.
Không nắm được XƯƠNG CỐT tác phẩm thì dễ dẫn đến hai tình trạng:
Tình trạng thứ nhất là học lan man. Học rất nhiều, đọc rất nhiều nhưng mọi thứ cứ rối tung lên vì không biết tóm lại tác phẩm nói về cái gì, chủ đề chính là gì. Mọi hình ảnh, chi tiết, lời thoại trở nên vô tác dụng vì chúng không phục vụ để làm rõ bất kì một luận điểm nào.
Tình trạng thứ hai là làm bài không logic, mạch lạc bởi vì không nắm được mấu chốt của vấn đề, không xác định được kiến thức trọng tâm nên mọi bàn tán, phân tích đều không có điểm dựa, điểm quy chiếu và dễ trở nên tản mạn, thiếu sức thuyết phục.
Bên cạnh việc nắm được XƯƠNG CỐT tác phẩm thì học sinh cần phải nắm được những TỪ NGỮ, HÌNH ẢNH, CHI TIẾT đắt giá, tức là những yếu tố nhỏ có chứa đựng nhiều tư tưởng, nhiều giá trị thẩm mĩ, gây ấn tượng…để phục vụ cho việc làm rõ cốt truyện, mạch cảm xúc, xung đột…
Để nhớ tốt các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết này chẳng có cách nào khác ngoài việc gạch chân, tô đậm chúng trong tác phẩm hoạc ghi chép ra giấy để học thuộc. Việc làm này sẽ giúp học sinh có những dẫn chứng sống động, chân thực khiến cho bài văn giàu chất sống.
Teen sẽ có nhiều cơ hội được học hỏi trực tiếp và nâng cao trình độ Ngữ văn của mình cùng thầy Đặng Ngọc Khương bằng cách học giải pháp PEN. Click vào nút bên dưới để tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký học: