Bí quyết học tập

Ba bước giúp teen 99 chinh phục đề thi Văn THPT QG

By hocmai.kithuat

August 25, 2016 15:53 PM

Văn là môn bắt buộc trong kỳ thi THPT QG nhưng đồng thời cũng là môn gây nhiều khó khăn cho teen 99 mình. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của thầy Đặng Ngọc Khương để giành được kết quả cao nhé!

Xem thêm:

Như chúng ta đã biết, hầu hết các kì thi đều có một giới hạn kiến thức nhất định. Một trong những yếu tố quyết định đến thành công của người đi thi là có nắm vững và ôn luyện thuần thục phạm vi kiến thức đó hay không.

Đối với môn Ngữ Văn từ năm 2014 trở về trước, khi kì thi tốt nghiệp và đại học còn tồn tại song song thì phạm vi kiến thức tương đối rộng, bao gồm cả chương trình lớp 11 và lớp 12 (bắt đầu từ văn học hiện đại 1930 trở đi). Điều này đồng nghĩa với việc nếu học sinh muốn an toàn tuyệt đối trong kì thi thì phải “bao sân” cho bằng hết. Tuy nhiên, từ năm 2015, khi hai kì thi được gộp lại thành một thì giới hạn kiến thức môn Ngữ văn dùng cho kì thi THPT được Bộ lưu ý chỉ “chủ yếu tập trung ở chương trình lớp 12”. Như vậy, có thể thấy giới hạn kiến thức mà học sinh phải cập nhật cơ bản là nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Với một lượng kiến thức vừa phải như vậy không có nghĩa là mọi học sinh đều biết cách học để lĩnh hội một cách khoa học đầy đủ. Trên thực tế các em thường có tâm lí sợ môn Ngữ Văn và nghĩ rằng kiến thức môn này rất nặng nề và từ đó tự dựng lên một rào cản đối với chính mình.

Vậy, để các em có thể giới hạn một cách tốt nhất kiến thức ôn thi:

Thứ nhất, phải nắm chắc các bài khái quát văn học để có thể bao quát được toàn bộ chương trình, nhận diện được đặc điểm riêng, chung của từng tác phẩm, từng giai đoàn, từ đó có cái nhìn thấu suốt, biết cách liên hệ so sánh hợp lí.

Thứ hai, phải nhóm tác phẩm lại theo thể loại hoạc chủ đề, để trong quá trình phân tích có cơ sở liên hệ, so sánh khiến bài viết sâu sắc và phong phú hơn, Riêng các bài Tiếng Việt và Tập làm văn thì yêu cầu này càng cần thiết. Học sinh nên hệ thống lại toàn bộc các bài về Phong cách ngôn ngữ; Thao tác lập luận; Biện pháp tu từ…

Thứ ba, khi học từng tác phẩm thì phải chú ý bao quát đầy đủ các nội dung kiến thức liên quan, đi từ tác giả, tác phẩm, đến đọc hiểu từng nội dung cụ thể. Ở mỗi mục thì lại phải xác định rõ kiến thức cần nắm vững, chẳng hạn khi nói về tác giả thì chú trọng vị trí, phong cách…nói về hoàn cảnh ra đời thì chú ý hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh hẹp…, khi phân tích thì chú ý cả hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật…

Xem thêm:

Ngoài ra, muốn có kiến thức để viết được bài văn hay thì không thể bỏ qua việc đọc sách tham khảo. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thị trường sách tham khảo rất hỗn độn. Sách hay thì ít, sách dở thì nhiều. Có nhiều cuốn nội dung trùng lặp, thiếu thống nhất. Nếu học sinh ôm đồm, vơ hết sách về đọc dễ dẫn đến tình trạng “tẩu hỏa nhập ma”, tức là chẳng biết tin vào đâu, căn cứ vào cái gì.

Để chọn được sách tham khảo hay, học sinh nên tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn, kết hợp với việc trực tiếp thẩm định. Số lượng sách tham khảo chỉ nên dưới 5 cuốn để tránh mất thời gian và rối trí. Nên học cách của người xưa: “Đọc sách cốt ở tinh thông chứ không phải ôm đồm”, đừng “tham bát, bỏ mâm”, đừng lấy số lượng thay cho chất lượng.

Khi đọc được những bài viết hay, những đoạn văn viết nhiều cảm xúc, học sinh nên đọc kỹ và cố gắng ghi nhớ cách viết, cách diễn đạt để học theo và ứng biến vào bài làm của mình.

Teen sẽ có nhiều cơ hội được học hỏi trực tiếp và nâng cao trình độ Ngữ văn của mình cùng thầy Đặng Ngọc Khương bằng cách học giải pháp PEN. Click vào nút bên dưới để tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký học: