“Sáng sớm pha sữa pha sữa đi pha sữa” là câu “thần chú” được các đàn anh chị học giỏi Hóa luôn nhẩm đọc. Đó chính là mẹo học cấu hình electron cực hay bạn đã biết chưa? Hãy tìm hiểu ngay về cách học thuộc và viết cấu hình e trong bài viết của Blog HOCMAI nhé.
Lý thuyết về cấu hình electron trong nguyên tử
Cấu hình electron trong nguyên tử
Cấu hình electron trong nguyên tử thể hiện sự phân bố các electron trên mỗi phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử
- Số thứ tự lớp e – electron được viết bằng bằng các chữ số: 1, 2, 3
- Tên phân lớp được viết bằng chữ cái thường: s, p, d, f
- Số e – electron trong phân lớp được viết bằng chữ số ở phía trên, bên phải của kí hiệu phân lớp: s2, p6, d10
Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử
Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Các e (electron) nằm ở lớp ngoài cùng quyết định những tính chất của một nguyên tố hóa học:
- Tối đa, mỗi nguyên tố có 8 e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử của nó, gọi là. Các nguyên tử khí hiếm có 8e lớp ngoài cùng (trừ Heli) rất bền vững, gần như không tham gia vào các phản ứng hóa học (PƯHH).
- Các nguyên tố kim loại thường có số e lớp ngoài cùng là 1, 2 hoặc 3. (trừ H, He và B không thuộc nhóm kim loại).
- Các nguyên tố phi kim thường có số e lớp ngoài cùng là 5, 6 hoặc 7.
- Các nguyên tố có 4 electron nằm ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tố phi kim hoặc kim loại.
Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Cách viết cấu hình e Hóa học 10
Để viết cấu hình electron (e) trong Hóa học 10, đầu tiên chúng mình cần “thuộc nằm lòng” những nguyên lý, quy tắc sau:
- Nguyên lý Pauli: Số e tối đa trên một obital nguyên tử là 2e. 2 electron này tự xoay ngược chiều quanh trục riêng của từng e.
- Quy tắc Hund: Những electron (e) cùng một phân lớp sẽ được phân bố trên các obital theo nguyên tắc: số electron (e) độc thân là tối đa. Các electron (e) này phải có chiều tự chuyển động quanh trục giống nhau.
- Nguyên lý vững bền: Trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản, các electron (e) lần lượt chiếm các obital theo thứ tự mức năng lượng (từ thấp tới cao).
Ngoài ra, nếu bạn quyết tâm học giỏi Hóa, hay tham khảo 5 bước học tốt cực xịn để Hóa học không còn khó nhọc. Chắc chắn teen sẽ tìm được lời khuyên hữu ích trong bài viết này để “xử đẹp” các bài tập Hóa đấy.
Các bước viết cấu hình electron
- Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử (thường gọi là Z)
- Bước 2: Sắp xếp các electron theo thứ tự mức năng lượng tăng dần
1s – 2s – 2p – 3s – 3p – 4s – 3d – 4p – 5s…
- Bước 3: Sắp xếp cấu hình electron theo thứ tự của từng lớp (1 → 7), trong mỗi lớp theo thứ tự của từng phân lớp (s → p → d → f).
Ví dụ: Na (Z = 11):
- Bước 1: Số electron Z = 11
- Bước 2: Sắp xếp các electron: 1s2 2s2 2p6 3s1
- Bước 3: Xếp cấu hình electron hoàn chỉnh: 1s2 2s2 2p6 3s1
Các bước viết cấu hình electron
Mẹo học viết cấu hình electron
Muốn viết được cấu hình e nguyên tử, chúng mình phải xác định được mức năng lượng theo nguyên tắc đường chéo:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2
Mẹo học học cấu hình electron hóa học 10 siêu dễ Blog HOCMAI mách bạn: hãy học thuộc “câu thần chú” sau nhé:
Sáng sớm pha sữa, pha sữa, đi pha sữa, đi pha sữa
Tướng ứng với cấu hình e: s – s p – s p – s d p – s d p s
Từ đó, chúng mình có thể ghép số e vào sẽ ra ngay cấu hình e của nguyên tố.
Mẹo học viết cấu hình electron: Sáng sớm pha sữa, pha sữa, đi pha sữa, đi pha sữa
Nếu bạn đang cần bài tập Hóa học hoặc đề thi, đề kiểm tra môn Hóa MIỄN PHÍ có đáp án chi tiết, hãy tải ngay App HOCMAI. App HOCMAI là ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam với hơn 1.000.000 lượt tải ở các nền tảng và hơn 5.000.000 học sinh tin dùng. Đừng ngần ngại luyện tập chăm chỉ để bứt phá điểm số bạn nhé!
Trên đây là bài viết về Mẹo học cấu hình electron hóa học 10 do Blog HOCMAI tổng hợp và chia sẻ. Blog HOCMAI hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã “bỏ túi” được những tip học Hóa học hay để vận dụng làm bài tập, bài kiểm tra. Chúc bạn học giỏi Hóa học!