Bí quyết học tập

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch học tập cho teen lớp 11

By hocmai.kithuat

November 03, 2016 14:43 PM

Kỳ thi THPT QG 2018 sẽ bao gồm cả chương trình lớp 11 và 12. Do đó teen 2k cần xây dựng kế hoạch học tập cụ thể để vừa ôn tập kỹ kiến thức lớp 11, vừa chuẩn bị sẵn sàng cho việc học năm sau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn:

Trước tiên, teen lớp 11 cần phải lựa chọn cho mình khối thi ĐH, có thể tham khảo bài này: Teen lớp 11 cần chọn ngay khối thi ĐH. Việc lựa chọn sớm khối thi ĐH không chỉ giúp teen xác định được các môn trọng điểm để dành nhiều thời gian học hơn, mà còn một phần định hướng ngành, nghề mà teen sẽ theo học sau này.

Sau đó, teen cần xác định được mục tiêu của bản thân, có thể tham khảo bài Cách xác định mục tiêu điểm số ôn thi THPT QG. Mục tiêu này cần phù hợp với năng lực bản thân và có tính khả thi. Chẳng hạn năm lớp 10, teen chỉ đạt học lực trung bình thì không nên đặt mục tiêu HSG lớp 11, hoặc điểm thi ĐH cao để vào trường top mà chỉ nên đặt mục tiêu học sinh khá, điểm phảy các môn thi ĐH khoảng 7 phảy. Sau đó nếu mục tiêu này khả thi thì mới nên nâng dần mục tiêu vào năm lớp 12. Tuy nhiên cũng không được đặt mục tiêu quá thấp vì như thế sẽ không có động lực phấn đấu.

Theo thầy Nguyễn Bá Tuấn (giáo viên môn Toán HOCMAI): “Việc xác định năng lực có vai trò quyết định đến phương pháp học và kết quả học tập. Để biết mình yếu phần nào, các em làm theo ba bước sau:

Nếu em hoàn thành được 100% bước (1), bước (2) và khoảng 50% bài tập ở bước (3) nghĩa là em đã phần nào nắm vững kiến thức của chuyên đề đó. Phần còn lại ở bước (3) là sự chăm chỉ ôn luyện trong suốt năm học”.

Thầy Nguyễn Bá Tuấn là một trong những giáo viên đi đầu và kinh nghiệm nhất Việt Nam về nghiên cứu, giảng dạy luyện thi Toán trắc nghiệm. Teen sẽ được học thầy vào năm sau nếu đăng ký học Giải pháp PEN.

Để xem trọn bộ bí kíp sử dụng máy tính Casio giải Toán trắc nghiệm của thầy Bá Tuấn , click tại đây.

Phần tiếp theo teen cần làm là lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó:

+ Cập nhật các môn phải kiểm tra.

+ Xác định nội dung cần học của môn đó.

+ Lập một thời gian biểu ngắn hạn , bố trí thời lượng học các môn đó phù hợp với các kiến thức cần phải học. Trong thời điểm này nên bỏ hoặc giảm bớt thời gian học một số môn kém quan trọng hơn.

Theo thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên dạy Lý khóa Cơ bản 11 HOCMAI) tư vấn: “Việc học Vật lí có mức độ khó giống như xây nhà, em cần phải xây móng trước – tức là cần tập giải những bài toán rất cơ bản, mang tính áp dụng công thức định luật vật lý phổ thông được học. Sau đó, em mới xây các phần bên trên và hoàn thiện – tức em sẽ luyện cho mình những kĩ năng xử lý khi gặp những bài có nhiều hiện tượng tượng hơn, phức tạp hơn, sử dụng nhiều công thức định luật hơn.

Thời gian học tập, sinh hoạt mỗi ngày của từng bạn là khác nhau. Do đó các em cần tự lập một thời gian biểu thật phù hợp và tự giác thực hiện (đừng có viễn tưởng quá không thực hiện được đâu)! Thầy có tư vấn thế này: Nếu lực học của em tốt, thì em có thể dành thời gian học nhiều môn để ôn thi nhiều khối. Tuy nhiên, nếu lực học em chưa được tốt thì em hãy chọn khối chính cho mình và tập trung tối đa thời gian biểu cho nó thôi nhé!”

Thầy Đỗ Ngọc Hà là giáo viên Vật lí quen thuộc với các bạn học sinh cấp 3. Thầy giảng dạy chương trình Cơ bản 10, Cơ bản 11 và Giải pháp PEN cho lớp 12 tại HOCMAI. Rất nhiều anh, chị khóa trước theo học thầy Hà đã đạt điểm số cao trong kỳ thi THPT QG.

Teen có thể tham khảo thời gian biểu của thầy Đỗ Ngọc Hà: