Bí quyết học thi

‘Bỗng dưng’ quên kiến thức khi vào phòng thi, phải làm sao?

By hocmai.kithuat

February 11, 2017 10:51 AM

Khi ôn luyện thì học rất nhiều, nhưng đến lúc vào phòng thi, bỗng nhiên quên hết kiến thức. Đây là những trải nghiệm tồi tệ mà rất nhiều bạn gặp phải. Vậy phải làm thế nào thì kiến thức mới chịu “quay lại”? Cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Điều gì khiến chúng ta quên những điều đã học?

Hiện tượng này liên quan đến 3 vùng não bộ. Trước tiên phải kể đến là vùng Hypothalamus, chịu trách nhiệm điều khiển thân nhiệt, đói, khát…

Hypothalamus giúp kết nối giữa môi trường xung quanh với cảm giác của cơ thể, bị hệ thống nội tiết tố chi phối mạnh mẽ, theo Straits Times.

Thứ hai là vùng Hippo Campus chịu trách nhiệm ghi nhớ thông tin, kiến thức hay khái niệm. Cuối cùng là vùng vỏ não trước trán. Nó nằm ngay sau hốc mắt, chịu trách nhiệm thiết lập mục tiêu, chi phối hoạt động và điều tiết cảm xúc.

3 vùng não này kết hợp sẽ ảnh hưởng đến việc gợi nhớ lại kiến thức, khi vào phòng thi, tâm lý lo sợ điểm thấp, sợ trượt khiến não bộ thấy bị đe dọa, Hypoththalamus sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng như norepinephrine và cortisol. Chúng tác động đến 2 vùng còn lại, khiến khả năng tư duy và nhớ lại thông tin bị suy giảm.

Kiến thức sẽ “quay lại” khi chúng “chưa bao giờ ra đi”

Như đã phân tích ở trên, chúng ta quên chủ yếu là do tâm lý khi vào phòng thi ảnh hưởng đến não bộ, vì vậy kiến thức chỉ biến mất thực sự khi kiến thức nền tảng của bạn không vững vàng.

Nếu kiến thức gắn bó với bạn như là một phần máu thịt, chỉ cần thư giãn, để tinh thần thoải mái, bạn sẽ nhớ lại tất cả và tự tin làm bài.

Muốn vậy, bạn nên học theo tiêu chí “Xây nền vững vàng, luyện thi cực nhàn”. Nghĩa là học thật chắc, thật vững kiến thức cơ bản lớp 11, 12 và chuẩn bị tâm lý tốt bằng cách rèn luyện qua các kỳ thi thử, đặt thời gian làm bài và cố gắng hoàn thành đúng giờ.

 

Xem thêm