Bước sang lớp 10, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập vì chương trình THPT rất khác so với THCS. Toán , Lý, Hóa, Anh, Văn… đều khiến học sinh phải vắt óc ra để học bài và làm bài. Đặc biệt nhiều bạn gặp khó khăn với môn Hoá vì nó rất trìu tượng và công thức rất khó nhớ. Thêm nữa lớp 10 các bạn đã phải làm quen vói 2 dạng “khó nuốt” của môn Hoá là thứ thự bảng tuần hoàn và cấu hình eletron nguyên tử. Dưới đây HOCMAI sẽ giới thiệu cho các bạn 2k1 một số phương pháp học tốt hóa học lớp 10 vô cùng vui tươi và dễ nhớ:
1. Thứ thự bảng tuần hoàn
Li bể bán cho năm ông phật nhỏ
Li Be B C N O F Ne
Nàng may áo siêu phát xít cho ai không cần
Na Mg Al Si P S Cl Ar K Ca
- Nhóm IA: Hi rô , li , na , không , rời bỏ , cộng sản, Pháp. (H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr)
- Nhóm IIA: Banh , miệng , cá , sấu , bẻ , răng. (Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra)
- Nhóm IIIA: Ba , anh lấy , gà , trong , tủ lạnh. (B,Al,Ga,In,Tl)
- Nhóm IV: Chú , sỉ , gọi em , sang nhậu , phở bò. (C,Si,Ge,Sn,Pb)
- Nhóm V: ni cô , phàm tục , ắt, sầu , bi. (N,P,As,Sb,Bi)
- Nhóm VI: ông , say , sỉn , té , bò. (O,S,Se,Te,Po)
- Nhóm VII: Phải , chi , bé , yêu , anh. (F,Cl,Br,I,At)
- Nhóm VIII: Hằng , nga , ăn , khúc , xương , rồng. (He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn)
Bạn có thể đọc thêm Tất tần tật về dãy hoạt động Hóa học của kim loại để “xử đẹp” các dạng bài tập của phần kiến thức này nhé.
Để học tốt Hóa học lớp 10: Thứ tự bảng tuần hoàn hóa học
2. Cấu hình eletron (e) nguyên tử
Muốn viết được cấu hình e nguyên tử thì ta trước tiên phải xác định được mức năng lượng gồm:
1s22s22p63s23p64s23d104p65s2…….. theo nguyên tắc đường chéo.
Đây là cách học đơn giản hơn: Các bạn chỉ cần nhớ câu
Sáng sớm pha sữa, pha sữa, đi pha sữa, đi pha sữa…….
Tương đương với s s p s p s d p s d p s….
Từ đó ghép số vào sẽ ra ngay.
Để học tốt Hóa học lớp 10: Cấu hình eletron (e) nguyên tử
3. Bí quyết học lý thuyết
Bên cạnh đó, Hóa học cũng như các môn khoa học khác, chúng ta phải nắm rõ khái niệm, nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm – định luật trên.
Chính vì thế, theo dõi phản ứng hoá học là một điều không thể thiếu. Khi làm thí nghiệm, chúng ta có thể dễ dàng nhớ được hiện tượng và các chất sinh ra, nó sẽ rất có ích cho các bài tập cụ thể.
Bạn cũng đừng lo lắng vì mình không có đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm. Hiện nay có rất nhiều phòng thí nghiệm hóa học ảo. Hãy lên mạng và tải về cho mình một cái bạn sẽ tha hồ thực hiện thí nghiệm một cách dễ dàng.
Chúng mình cũng có thể tìm đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm học tập, thi cử môn Hóa học. Blog HOCMAI đề xuất bạn bắt đầu bằng cách đọc bài Hóa học không còn khó nhọc với 5 bước học tốt cực xịn.
Để học tốt Hóa học lớp 10: Bí quyết học lý thuyết
4. Xác định các dạng bài tập
Đối với môn hoá thì có các dạng bài tập chủ yếu như: viết phương trình thực hiện chuỗi phản ứng, nhận biết và giải thích hiện tượng, giải các bài toán. Với mỗi dạng bài tập các em cần rèn luyện kỹ năng khác nhau:
- Viết chuỗi phản ứng: Cần nắm vững tính chất hoa học của từng chất và điều kiện để phản ứng xảy ra. Những phương trình ngoại lệ thì bắt buộc phải học thuộc. Chú ý điều kiện phản ứng xảy ra là: Có kết tủa, có bay hơi, tạo thành nước hoặc chất điện ly yếu.
- Nhận biết và giải thích hiện tượng
- Thuộc tính chất vật lí. Ví dụ: BaSO4 không tan, màu trắng.
- Thuộc tính chất hoá học đặc trưng của chất đó. Ví dụ: BaSO4 không tan trong axit
Ví dụ: Cho NaOH vào AlCl3. Hiện tượng xảy ra là xuất hiện kết tủa trắng (tính chất vật lý) sau đó tan dần (nếu dư NaOH).
- Giải toán
Để học tốt Hóa học lớp 10: Xác định các dạng bài tập
Cũng như bất kỳ môn nào khác, muốn giỏi hóa thì ta cần làm thật nhiều bài tập, phân dạng các bài tập. Và cứ mỗi lần làm sai chúng ta cần nhìn kỹ tại sao mình sai. Và rút ra bài học sau mỗi lần sai đó. Nếu bạn đang tìm kiếm bài tập, đề thi, đề kiểm tra môn Hóa học để luyện tập, hãy tải ngay App HOCMAI. Mỗi bài tập đều có lời giải chi tiết cũng như có cố vấn học tập và hỗ trợ 24/7 để giải đáp thắc mắc của bạn.
Blog HOCMAI chúc các bạn học tốt!