Ôn thi vào lớp 10 bao lâu là đủ? Thực ra không có một câu trả lời chính xác vì còn tùy thuộc kiến thức và kỹ năng của học sinh. Tuy nhiên việc luyện thi luôn phải trải qua đủ ba giai đoạn sau để đảm bảo hiệu quả:
Giai đoạn 1: Xác định năng lực, mục tiêu để có kế hoạch ôn tập phù hợp
Đừng chỉ “học đến đâu hay đến đó” mà nên có mục tiêu cụ thể, chẳng hạn giành được 9 điểm môn Toán trong kỳ thi vào lớp 10. Mục tiêu đặt ra sẽ giúp học sinh có thêm động lực để phấn đấu. Dựa vào học lực, điểm số trên lớp và sự nỗ lực (cũng như mơ ước của học sinh vào một trường THPT nhất định) mà phụ huynh và học sinh có thể xác định mục tiêu phù hợp.
Sau khi đã xác định mục tiêu, học sinh tiến hành ôn tập toàn bộ kiến thức căn bản. Thông thường, quá trình học trên lớp đã được các thầy/cô soạn sẵn theo lộ trình phù hợp nhằm đảm bảo học sinh nắm vững các phần trong đề thi trước khi kết thúc năm học. Tuy nhiên, học sinh hoàn toàn có thể chủ động nắm bắt các phần kiến thức có trong đề thi thông qua các phương tiện báo, đài, thông báo của Sở giáo dục…Đồng thời có thể lựa chọn hình thức học gia sư, học trực tuyến…để được tư vấn, hướng dẫn học nhanh những phần đã biết và dành nhiều thời gian cho những phần còn yếu.
Giai đoạn 1: Xác định năng lực, mục tiêu để có kế hoạch ôn thi vào lớp 10 phù hợp
Trong giai đoạn này, học sinh cần ghi chú lại những công thức quan trọng, các phần kiến thức cần ghi nhớ… vào vở để tiện xem lại sau này. Đặc biệt cần đánh dấu những phần còn yếu để tập trung nhiều thời gian hơn sau nà y.
Giai đoạn 1 là giai đoạn ôn thi vào lớp 10 quan trọng nhất và học sinh cần lưu ý giành nhiều thời gian. Tuy nhiên nên kết thúc sớm trước ít nhất 2-3 tháng trước kỳ thi vào lớp 10 để có đủ thời gian cho hai giai đoạn kế tiếp.
Giai đoạn 2: Luyện đề
Thực ra trong quá trình học kiến thức, học sinh đều đã được làm qua một số bài tập ví dụ minh họa để hiểu bài. Tuy nhiên lượng ví dụ này là không đủ để bao quát mọi dạng đề có thể ra trong kỳ thi. Đồng thời, những gì học sinh thu nạp được qua việc học kiến thức ở giai đoạn 1 chỉ là “trí nhớ tạm thời”, hoàn toàn có thể mất đi nếu không được nhắc lại lâu dài – và cách nhắc lại tốt nhất chính là luyện đề. Tốt nhất là giải những đề thi thử hoặc những đề ôn thi vào lớp 10 những năm trước, tự chấm điểm và xác định những phần mình hay sai, hay nhầm lẫn để chú ý hơn cho những lần làm sau. Cũng qua những lần luyện đề này, học sinh có thể xác định được sự tiến bộ của mình theo thời gian, từ đó có sự điều chỉnh mục tiêu phù hợp.
Giai đoạn 2: Luyện đề ôn thi vào lớp 10
Trong giai đoạn này, học sinh vẫn nên tích cực đọc sách, học hỏi thêm từ thầy cô, bạn bè…để được hướng dẫn thêm về kỹ năng làm bài, các phương pháp nhận diện dạng bài…
Học sinh có thể giành ít nhất 1, 2 tháng cho giai đoạn này, thậm chí luyện đề đến sát ngày thi để củng cố chắc kiến thức, kỹ năng. Nếu học sinh vẫn đang gặp khó khăn trong giai đoạn này, hãy tham khảo những phương pháp ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.
Giai đoạn 3: Tổng ôn
Thời điểm trước khi thi ít nhất một tháng (có thể kết hợp với giai đoạn cuối của giai đoạn luyện đề ôn thi vào lớp 10), học sinh cần nhìn lại toàn bộ kiến thức mình đã học. Cần xem lại mình đã thật nắm vững kiến thức chưa, có hay bỏ quên/bỏ sót những phần nào khi làm bài tập không. Đặc biệt chú ý đến những lỗi thí sinh dễ mắc phải khiến mất điểm oan trong kì thi toán vào 10 (chẳng hạn quên đặt điều kiện) hay có bài tập nào khó thường không làm được không. Đây chính là giai đoạn để bạn cố gắng khắc phục những điểm yếu này để tránh mất những 0.25 điểm quan trọng. Cần nhớ trong kỳ thi, khoảng cách giữa đỗ/trượt là rất mong manh.
Giai đoạn 3: Tổng ôn thi vào lớp 10
Trên đây là một số gợi ý để học sinh tham khảo, sắp xếp lộ trình học phù hợp. Phụ huynh, học sinh cũng có thể tải App HOCMAI để lựa chọn các khóa học trực tuyến bổ trợ hiệu quả cho việc ôn thi vào lớp 10.