Kỳ thi THPT QG 2016 đã kết thúc, đề thi năm nay được đánh giá là hay, có tính mở và phân loại học sinh cao. Teen 99 đúc rút được gì để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi năm tới? Những kinh nghiệm dưới đây sẽ hữu ích cho các bạn.
Xem thêm:
- Teen 99 học ngay nếu không muốn đổ lệ
- Mách nước cho 99er định vào các trường khối A, B
- 9 câu nói khiến teen 99 muốn lao vào ôn thi THPT QG ngay bây giờ
- Teen 99….cầu trời sau khi đọc đề thi Vật lý THPT QG 2016
Môn Toán
Đây là môn thi bắt buộc và nằm trong hầu hết các tổ hợp thi, nên việc ôn tập cho môn Toán là rất quan trọng. Cần tập trung vào lớp 12 – chiếm tới 60-70% tổng điểm bài thi, đồng thời lại là những câu dễ. Sau đây là những phần kiến thức lớp 12 cần lưu tâm:
- Tổ hợp xác suất, nhị thức Newton, số phức (năm nay phần này xuất hiện ngay câu đầu tiên – số phức, là câu dễ nhất đề)
- Công thức mũ và công thức logarit
- Hàm số, cách vẽ đồ thị hàm số, khảo sát hàm số bậc 3, tìm GTLN, GTNN của hàm số trên một đoạn..
- Tích phân
- Hình giải tích trong không gian
Học sinh ôn tập kỹ những phần này có thể có được 5 điểm
Nếu muốn đạt điểm cao, teen có thể học kỹ các kiến thức lớp 10: hệ tọa độ Oxy, phương trình, bất phương trình….Từ khi Bộ tổ chức chung một kỳ thi THPT QG, những phần này đều tập trung vào ba câu cuối khó nhất đề, dùng để phân loại học sinh giỏi! Với các phần kiến thức lớp 11, teen có thể tham khảo tại đây.
>>Kế hoạch học môn Toán cho teen 99 đến hết năm
Môn Văn
Gần đây, đề thi các môn xã hội: Văn, Sử, Địa…được ra theo xu hướng mở để tránh tình trạng học sinh học thuộc lòng và có các vấn đề nóng của xã hội để kiểm tra sự hiểu biết của học sinh. Do vậy, học sinh cần thường xuyên cập nhật tin tức , đặc biệt là những vấn đề nóng của đất nước.
Phần đọc hiểu:
Để làm được phần này, teen cần nắm vững kiến thức phần Tiếng Việt:
- Nắm được bài thơ viết theo thể nào (vd: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt….)
- Nắm được các biện pháp tu từ và hiệu quả của nó(vd: nhân hóa)
- Nắm được các phương thức biểu đạt, xác định phương thức biểu đạt chính trong bài (vd: nghị luận..)
- Nắm được phong cách chức năng ngôn ngữ, các kiểu câu và liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản. Đồng thời, phải biết cách đưa ra lập luận, suy nghĩ cũng như tìm ra hàm ý, ngụ ý…của tác giả trong đoạn trích. Phần lập luận này cũng chính là phần phân loại học sinh trong đề thi.
Phần làm văn:
Phần này thường có hai câu là nghị luận xã hội và nghị luận văn học, trong đó:
Nghị luận xã hội thường chia làm ba dạng chính:
- Nghị luận về một lý tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng xã hội, đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Thông thường, đề thi thường đưa ra một câu nói, nhận định, hoặc một đoạn trích…để học sinh lấy làm căn cứ nghị luận phần này (vd: Đề 2016 năm nay yêu cầu học sinh bàn luận về sự hèn nhát và dũng khí..). Để làm được phần này, học sinh cần:
- Nêu được ý kiến của mình về vấn đề được đặt ra và giải thích, nhận xét, đánh giá về nó. Cần biết cách bảo vệ, dẫn chứng chứng minh quan điểm cá nhân của mình (vd: đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đề bài đưa ra…).
- Rút ra bài học từ vấn đề cần nghị luận.
Phần nghị luận văn học là phần chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi (4 điểm), nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp, diễn đạt và cảm thụ văn học của học sinh. Câu này thường được ra dưới dạng bài phân tích, bình luận, cảm nhận về một tác phẩm văn học, nhân vật trong tác phẩm, tình huống truyện, đoạn thơ…
Để làm được phần này, học sinh cần:
- Biết cách trình bày về tác giả, tác phẩm
- Phân tích nội dung, diễn biến của đề bài (chẳng hạn tình huống đưa ra, đoạn thơ được trích hoặc phân tích nhân vật…). Từ đó rút ra ý nghĩa hoặc bài học.
- Biết cách rút ra hành động cần làm, hoặc đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận.
>>Kế hoạch học môn Văn cho teen 99 đến hết năm
Môn Tiếng Anh
Đây là môn cần sự tổng hợp, trau dồi cả một quá trình. Đề thi chiếm 20% điểm viết (bài luận theo chủ đề), vd: đề thi 2016 năm nay yêu cầu học sinh viết đoạn văn nói về lợi ích của việc bơi lội (1.5 điểm). Ngoài ra là phần viết lại câu (0.5 điểm/5 câu). Đây cũng là phần để phân loại học sinh do đó học sinh cần có vốn từ vựng cao, nắm được cách viết nhiều cấu trúc câu.
80% điểm còn lại là trắc nghiệm, sẽ không có những câu “dễ”:
- Ngữ pháp, từ vựng (vd: Từ vựng, cấu trúc câu, Phraral verb, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm lỗi sai…). Bài tập về cấu trúc câu chiếm nhiều nhất phần này. Độ khó ở mức trung bình. Học sinh cần nắm chắc từ vựng, cấu trúc các loại câu trong SGK là có thể làm được.
- Phần kiểm tra khả năng đọc (vd: điền từ, đọc-hiểu, đọc-phân tích..): Đây là phần có số câu lớn nhất trong đề thi. Thí sĩ phải đọc một chủ đề dài, có nhiều từ phức tạp. Học sinh cần nhớ, hiểu từ vựng, ngữ pháp và phải biết vận dụng trong một tình huống cụ thể.
- Phần kiểm tra khả năng viết (vd: Chọn câu có nghĩa gần nhất với câu cho sẵn, dùng từ gợi ý để viết một câu đúng, nối hai câu thành một câu, sắp xếp các từ thành một câu có nghĩa….): Những câu này có độ khó trung bình, học sinh cần có kiến thức cơ bản để sắp xếp một câu đúng.
>>Kế hoạch học môn Anh cho teen 99 đến hết năm
Với các môn Lý, Hóa, Sinh – HOCMAI và các thầy cô dạy PEN cập nhật trong một bài viết riêng, teen có thể xem tại đây