Đến thời gian này, nhiều K13 gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch ôn thi thế nào cho hiệu quả. Hãy xem lời khuyên của các thầy cô dày dặn kinh nghiệm luyện thi dưới đây để tự lập cho mình một kế hoạch phù hợp nhé.
1. Phân bổ thời gian học tập, ôn thi hợp lí
Hầu hết các bạn học sinh ôn thi lại thường không phân bổ thời gian phù hợp mà ôn theo kiểu thích lúc nào thì ôn lúc đó. Điều này sẽ dẫn đến kiến thức không vững mà lại tốn nhiều thời gian.
Với nhiều năm kinh nghiệm ôn thi, thầy Lê Bá Trần Phương (Giảng viên trường ĐH Công nghiệp) khuyên K13: “Các em nên phân bổ thời gian học tập theo tuần. Tự học nhà tốt nhất là một ngày 4 tiếng (chiều 2h đến 4h, tối 8h đến 10h). Đừng học quá khuya sẽ không hiệu quả mà gây mệt mỏi. Thời gian hợp lí để học tối là từ 20h đến 22h.“
Còn với thầy Đỗ Ngọc Hà (Cử nhân tài năng Khoa Vật lí – K58 ĐH Sư phạm Hà Nội) thì chia sẻ: “Thầy nghĩ các em nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, đồng thời sắp xếp thời gian biểu nghiêm ngặt và phải tự quản lí, ép mình thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra.Buổi sáng nên dậy sớm, tập thể dục để tăng cường thể lực đồng thời tăng hiệu năng làm việc của bộ não, tắm rửa, ăn nhẹ rồi ngồi học khoảng 2 giờ, nghỉ ngơi một chút khoảng 30 phút rồi học tiếp 2 tiếng nữa. Sau đó ăn trưa, làm một số công việc vặt cho thay đổi không khí, ngủ trưa khoảng 1h rồi dậy vận động nhẹ , tập thể dục và ôn lại kiến thức buổi sáng đã học. Tiếp theo em nghỉ ngơi một chút, làm bài tập và tiếp tục học 2 ca tiếp theo vào buổi tối.“
2. Học đến đâu, chắc đến đấy
Nhiều K13 vì quá nóng vội dẫn đến việc cố ôn cho nhanh xong kiến thức để luyện đề. Nhiều khi kiến thức chưa vững, dẫn đến ngồi luyện đề mất nhiều thời gian.
Cô Hương Fiona (Giáo viên Tiếng Anh tại HOCMAI) chia sẻ: “Các em nên ôn theo chủ đề, ôn đến đâu chắc đến đó tức phải nắm vững lý thuyết và giải thành thạo bài tập. Đương nhiên phải dành thời gian đều cho cả 3 môn nhưng nếu môn nào yếu hơn thì có thể đầu tư thêm thời gian cho môn đó. Phải học hết, học chắc kiến thức rồi sau khi có kiến thức mới bắt đầu rèn luyện giải.“
Sau một năm ôn thi lại, Bùi Thị Phương Thảo (SV năm hai HV Kỹ thuật Công an Nhân dân) gửi đến K13 lời tâm huyết :“Năm thứ nhất, bản thân chị khá sốt ruột, chỉ muốn ôn thi thật nhanh để dành nhiều thời gian luyện tập nên kiến thức bị nhồi nhét khiến chị không thể nhớ lâu và áp dụng được kiến thức. Đến năm thứ 2, một phần vì đã xác định tâm lí khá thoải mái và rút kinh nghiệm từ năm ngoái, chị học nhẹ nhàng hơn, dành thời gian học kĩ SGK, bắt đầu từ kiến thức dễ, không tham những kiến thức khó vì nó sẽ khiến chị hoang mang. Mong rằng các em sẽ có định hướng học phù hợp.”
Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm) thì khuyên: “Thầy nghĩ rằng đề thi càng ngày càng có sự phân hoá học sinh nên để có thể làm được hoàn chỉnh đề thi trong một thời gian theo quy định, các em cần phải nắm chắc các nội dung kiến thức trong chương trình, có thời gian luyện tập và giải đề đủ để các em có khả năng phản xạ giải đề được tốt.“
3. Luôn giữ tâm lí thoải mái để ôn thi
Nhiều K13 khi ôn thi lại thường hay tự tạo áp lực cho bản thân. Điều này là hoàn toàn không nên.
Thầy Lê Bá Trần Phương dặn dò: “Nên để đầu óc thoải mái, tinh thần phấn chấn, tránh suy nghĩ linh tinh. Trong lúc học, nếu cảm thấy mệt mỏi, học không vào, đừng cố gắng học tiếp mà hãy thư giãn bằng cách nghe nhạc (tốt nhất nhạc không lời), đứng dậy đi ra đi vào, vươn vai, hít thở hoặc có thể ngồi “tưởng tượng” trước mắt mình là 2 tớ giấy báo trúng tuyển ĐH và đang phân vân không biết chọn trường nào. Sau khi chọn được rồi lại tưởng tượng ra một bữa tiệc liên hoan tưng bừng, có bạn bè, có gia đình, có hàng xóm đến chia vui mừng cho em.“
4. Tuân thủ nghiêm ngặt lộ trình kiến thức
Bước cuối cùng, để có một kế hoạch ôn thi phù hợp, hãy nhớ tuân thủ nghiêm ngặt lộ trình kiến thức 4 giai đoạn dưới đây bạn nhé:
Nếu bạn đang ở giai đoạn 1, 2, hãy tham khảo ngay nội dung học tập từ HOCMAI TẠI ĐÂY
Nếu bạn đang ở giai đoạn 3, đừng bỏ qua gợi ý của HOCMAI TẠI ĐÂY nhé.
XEM THÊM: