Trong năm 2016, hồ sơ “ảo” vào các trường đại học là 75% thí sinh nộp 2 nguyện vọng trong lần xét tuyển đợt 1. Nhưng đến năm 2017, con số này còn “khủng” hơn nhiều khi các thí sinh được thỏa sức “bơi” trong nguyện vọng.
Hồ sơ “ảo” – gánh nặng với các trường đại học
Với số thí sinh “ảo” quá nhiều, năm nay, rất nhiều trường hot chưa bao giờ phải tuyển sinh thêm nguyện vọng 2, năm nay đã phải công bố xét tuyển bổ sung:
Đại học Y Hà Nội xét tuyển thêm 200 hồ sơ ở nguyện vọng bổ sung. Đây quả là một con số “khủng” đối với trường đại học danh tiếng này bởi chưa từng có tiền lệ từ trước.
Hội đồng tuyển sinh Trường đại học Cần Thơ cũng vừa quyết định tuyển bổ sung 560 chỉ tiêu đối với 29 ngành. Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, trước khi xét tuyển đợt 1, nhà trường có đưa ra quyết định là sẽ không có thêm nguyện vọng bổ sung nào để các bạn có thể nhập học cùng nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỗ cần tuyển thêm nên nhà trường đã tạo điều kiện cho các bạn muốn học tại trường.
Trường ĐH Hà Nội cũng không ngoại lệ khi năm nay trường đã phải thông báo tuyển tới gần 600 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung.
Vì đâu các trường “đau đầu” với nguyện vọng bổ sung?
- Thí sinh thi THPT QG năm 2017 tại chính tỉnh thành mình sinh sống và được nộp nhiều nguyện vọng dẫn đến hiện tượng nộp nhiều hồ sơ “ảo” của các thí sinh.
- Một số trường TOP trên vì thiếu “đầu vào” do nhiều thí sinh trúng tuyển mà không nhập học nên phải “đau đầu” lên phương án xét tuyển bổ sung.
- Các bạn thí sinh nộp nguyện vọng một cách ồ ạt, chưa xác định rõ được chuyên ngành mình muốn học nên dẫn đến tình trạng “đậu mà không học”.
2k1 muốn đỗ trường “ngon” trước tiên nên “tự cứu lấy mình”
Mặc dù nhận được sự “ưu ái” rất nhiều về phần nộp hồ sơ và điều chỉnh nguyện vọng từ Bộ GD & ĐT nhưng các anh chị 99 cũng không khỏi hoang mang vì trường mình “muốn” thì không đậu, trường không thích thì lại đậu. Thế nên teen 2k1 nên rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm sau đây:
- Xác định rõ ngành nghề mình muốn theo đuổi ( muốn làm gì trong tương lai? Ưu điểm nào của bản thân phù hợp với chuyên ngành ấy? Nhược điểm nào bản thân có thể khắc phục được?…)
- Xác định rõ điểm số mục tiêu mình cần đạt được nếu muốn “đậu” vào đại học mơ ước: Tìm hiểu rõ số điểm xét tuyển, các yêu cầu kèm theo (xét học bạ, kiểm tra sức khỏe,…) và cả nguyện vọng bổ sung mà các trường đưa ra cho thí sinh trong mấy năm gần đây.
- Xác định một “đường đi” khoa học cho quá trình học tập của bạn. Đây chính là việc bạn lên một kế hoạch học tập khoa học, tỉ mỉ, nêu rõ ra được bạn sẽ học môn gì? Trong khoảng thời gian bao lâu? Học với phương pháp như thế nào? Và sẽ đạt được kết quả như ra sao?
Teen 2k1 thân mến, kì thi THPT QG là kì thi quan trọng, có sức ảnh hưởng đến chính tương lai của bạn. Vì thế nên không đùa được đâu, nếu chưa biết làm sao để bắt đầu thì có thể xem đường đi nước bước dẫn tới thành công của những anh chị khóa trước nhé!