Trong kỷ nguyên của công nghệ Internet phát triển, cuộc sống ngày càng trở nên vội vã hơn. Khoảng cách giữa con người với con người cũng trở nên lớn hơn. Ngay trong gia đình, cha mẹ và con cái cũng có những khoảng cách. Chính điều này đã ảnh hưởng không ít đến con, nhất là các con đang trong giai đoạn học tập. Nguyên nhân và hệ lụy từ những khoảng cách này là gì?
Thực trạng “để con tự lập hoàn toàn”
Để con tự lập là cách làm hoàn toàn tốt. Tuy nhiên thời điểm nào, cách làm như nào mới là phù hợp cho con. Trong độ tuổi các con đi học, với cuộc sống hiện đại và bộn bề công việc, cha mẹ dần để việc học cho con cái tự lo. Thực trạng cho thấy, nhiều gia đình khi con đi học về chỉ hỏi con “Hôm nay được mấy điểm? Sao điểm thấp thế…” mà không thật sự quan tâm xem vấn đề con gặp phải là gì, tâm trạng học hành của con ra sao. Một khoảng thời gian tâm sự cùng con để hiểu con hơn dường như là không có.
Một đứa bé lớp 7 nói rằng:”Mỗi ngày đi học về bố mẹ thường chỉ hỏi con hôm nay được mấy điểm và rồi lại làm việc. Tối em muốn nói chuyện với bố mẹ về việc học quá nhiều em không biết giải quyết ra sao thì chỉ nhận được câu nói “Đợi chút mẹ sang xem” song mẹ lại quá bận công việc mà không giúp em được gì.
Mạng xã hội ngày càng phổ biến và nhiều người “nghiện” nó. Cha mẹ không tránh khỏi điều này. Nhiều cha mẹ, đặc biệt là các mẹ thường thích “lướt” facebook, xem ảnh, bình luận, mải mê trên mạng xã hội mà quên đi việc giúp con học mỗi ngày. Mải mê với facebook, các bậc phụ huynh dần không còn chú tâm vào việc học của con, hướng dẫn con học qua quýt hoặc thậm chí không để tâm đến.
Việc học không là của riêng con
Việc để con tự giải quyết vấn đề học tập chưa đúng cách của cha mẹ đã khiến con gặp nhiều khó khăn, lo sợ với kiến thức mỗi ngày phải học mà không tiếp thu được.
Giải quyết vấn đề học tập luôn là thuê gia sư tận nhà hay cho con tôi luyện tại các “lò” học thêm. Cha mẹ có biết rằng việc cứ “thả” con vào đó mà không có sự quan tâm, tìm hiểu kỹ càng cũng như ý kiến của con có học được hay không sẽ càng làm con kém đi mỗi ngày. Không chỉ kém đi về kiến thức, con sẽ trở nên sợ hãi với việc học và không ít trẻ đã mắc phải những bệnh tâm lý như trầm cảm.
Gần đây không ít các vụ việc “học sinh tự tử” vì trầm cảm do áp lực học tập diễn ra. Việc học quá nhiều, áp lực điểm số, không được sự quan tâm của bố mẹ khiến các con trở nên u uất, chất chứa trong người những bực bội mà không giải quyết được. Con trầm cảm sẽ trở nên trái tính nết, làm những hành động tự gây thương tổn cho bản thân và đi đến suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Chuyên gia tư vấn tâm lý chia sẻ rằng nhiều em tự làm bản thân tổn thương da thịt là cách giải tỏa căng thẳng cho chính bản thân các em trước những bài tập, những ca học chất đống không giải quyết nổi.
Ở nước ta, kết quả nghiên cứu của BV Tâm thần ban ngày (Hà Nội) và Trường ĐH Melboume (Australia) với trên 1.200 học sinh ở HN (bậc tiểu học và THCS), có gần 19,4% học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần chung, trong số các ca tự sát có 10% ở lứa tuổi từ 10 đến 17, nguyên nhân chủ yếu là do học hành.
Các con luôn cần những định hướng từ bố mẹ, cần những lời khuyên để giải quyết vấn đề tốt hơn. Vì vậy việc học nếu có sự trợ giúp từ bố mẹ, chắc chắc các con sẽ làm tốt hơn, giảm căng thẳng, khó khăn trong học tập.
Cùng con học tốt hơn
Cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc cho các con. Để con học tốt, cha mẹ cần lưu ý:
- Cha mẹ hãy dành thời gian quan tâm con hơn.
- Hãy hỏi những câu hỏi để con kể cho bạn nghe câu chuyện của con như “Hôm nay con có gì vui không”, con sẽ kể cho bạn những việc xảy ra xung quanh và những rắc rối con cần giải quyết. Cùng con giải quyết vấn đề để kết quả đạt được tốt hơn.
- Thay vì cho con tới các lớp học thêm vừa mất công cha mẹ, vừa áp lực cho con, cha mẹ nên cùng con học tập, tìm hiểu những kiến thức từ xung quanh thực tiễn.
- Lựa chọn phương pháp học hiệu quả.
Với lối sống hiện đại ngày nay, học online đã và đang trở thành người bạn đồng hành cùng mỗi gia đình. Học tại nhà, học ngay trên máy tính, cha mẹ có thể ngồi học cùng con, làm bạn làm thầy cho con… là những lợi ích mà học online đem lại. Nhiều năm qua, kết quả học tập của các con luôn cao chỉ với phương pháp học online ngay tại nhà.