20/1 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi thử nghiệm THPTQG 2017. Cùng theo dõi nhận định đề 3 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học của các thầy cô HOCMAI để có được hướng đi học tập tốt nhất cho mình bạn nhé.
1. Nhận định đề thi thử nghiệm THPTQG 2017 môn Vật lí.
- Cấu trúc đề không thay đổi. 40 câu làm trong thời gian 50 phút bao gồm: – 60% ở mức độ dễ (24 câu) – 30 % ở mức độ vận dụng (12 câu) – 10 % vận dụng cao (4 câu) dùng để phân loại học sinh.
Nội dung kiến thức thuộc chương trình Vật lí THPT nhưng chủ yếu nằm trong lớp 12 và bao gồm 7 chuyên đề (phần): Dao động cơ; Sóng cơ; Dòng điện xoay chiều; Dao động và Sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyên tử.
- Mức độ phân hóa câu hỏi trong đề thi tăng hẳn: – Tỉ lệ phân bổ câu hỏi theo độ khó trong đề thi dao động trong khoảng: dễ/trung bình/khó là 60%/30%/10%, đảm bảo học sinh trung bình – khá có thể đạt được 5 – 6 điểm để xét tốt nghiệp. – 10% câu hỏi khó trong đề thi lần 2 thể hiện sự phân hóa cao của đề thi. Ngoài độ khó của bài toán, áp lực về mặt thời gian sẽ khiến học sinh khó có thể đạt được mốc 9 – 10. – Các câu khó vẫn chủ yếu nằm trong các chuyên đề như Dao động cơ học, Sóng cơ học, Điện xoay chiều. Các chuyên đề Dao động điện, Lượng tử ánh sáng và Sóng ánh sáng hầu như không có câu hỏi khó.
2. Nhận định đề thi thử nghiệm THPTQG 2017 môn Hóa học.
a. Cấu trúc đề thi:– Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 26 câu / 14 câu.– Tỉ lệ câu hỏi nhớ – hiểu/vận dụng/vận dụng cao = 24 câu/ 12 câu/ 4 câu.
b. Nội dung đề thi:
- Gồm các nội dung thuộc chuyên đề:1. Đại cương về kim loại 2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất 3. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất 4. Tổng hợp hoá học vô cơ 5. Este, lipit 6. Amin, amino axit, protein 7. Cacbonhidrat 8. Polime, vật liệu polime 9. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ 10. Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội – môi trường
- Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức: – Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất – Tổng hợp kiến thức hóa vô cơ – Este, lipit – Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ
- Về độ khó, dễ trong từng chuyên đề:– Các chuyên đề có câu hỏi cực khó:+ Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất (1 câu)+ Tổng hợp kiến thức hóa vô cơ (1 câu)+ Este, lipit (1 câu)+ Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ (1 câu)– Các chuyên đề chỉ có câu hỏi dễ:+ Cacbonhidrat.+ Polime, vật liệu polime.– Các chuyên đề chứa nhiều câu hỏi trung bình:+ Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất.+ Tổng hợp hoá học vô cơ.+ Amin, amino axit, protein.+ Tổng hợp hoá học hữu cơ.
3. Nhận định đề thi thử nghiệm THPTQG 2017 môn Sinh học.
a. Cấu trúc đề thi– Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 26 câu / 14 câu.– Tỉ lệ câu hỏi dễ/trung bình/khó = 11 câu/ 24 câu/ 4 câu. Tỉ lệ câu hỏi khó thấp (12,5%) phù hợp với thời gian thi ngắn (40 câu trong 50 phút). So với đề minh họa (lần 1): số lượng câu dễ giảm, số lượng câu trung bình tăng.– Tỉ lệ câu hỏi nhận biết/thông hiểu/ vận dụng = 8 câu /21 câu /11 câu. So với đề minh họa (lần 1): số lượng câu nhận biết giảm, số lượng câu thông hiểu tăng.
b. Nội dung đề thi
- Gồm các nội dung thuộc chuyên đề:– Cơ chế di truyền và biến dị– Quy luật di truyền– Di truyền quần thể– Ứng dụng di truyền học– Di truyền người– Tiến hóa– Sinh thái
- Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức:– Cơ chế di truyền và biến dị– Quy luật di truyền– Tiến hóa– Sinh thái
- Về độ khó, dễ trong từng chuyên đề:
– Các chuyên đề có câu hỏi khó:+ Quy luật di truyền (4 câu)+ Di truyền người (1 câu)
– Các chuyên đề chỉ có câu hỏi dễ:+ Ứng dụng di truyền học (2 câu)
– Các chuyên đề chứa nhiều câu hỏi trung bình:+ Cơ chế di truyền và biến dị+ Quy luật di truyền+ Di truyền quần thể+ Sinh thái
PEN-C – khoá Luyện thi tổng quát, trang bị mọi KIẾN THỨC lý thuyết, các PHƯƠNG PHÁP giải toán, các dạng câu hỏi và bài tập phổ biến nhất trong đề thi.
Đăng ký học PEN-C NGAY TẠI ĐÂY
Xem thêm: