Hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc dân đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn trụ vững và phát triển cần phải có sự tiên phong của những nhà quản trị giàu kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh. Nhìn chung, cơ hội nghề nghiệp khi theo học ngành quản trị kinh doanh khá rộng lớn. Hocmai cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết trong quá trình lựa chọn ngành và quyết định trường ĐH cho kỳ thi THPT quốc gia 2016
Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh được hiểu là những hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Học quản trị kinh doanh là học gì?
Ngành quản trị kinh doanh được chia làm nhiều ngành chuyên sâu như: quản trị nhân sự, quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn, quản trị doanh nghiệp,…
Học ngành quản trị kinh doanh sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu,…
Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Những nghề nghiệp mà các bạn sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thường làm là: quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng,…vì các kiến thức này các bạn đã được học trong môi trường nhà trường.
Các công việc cụ thể của ngành này như sau:
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ- giao dịch khách hàng;
- Trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch;
- Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
- Giảng viên ngành quản trị kinh doanh;
- Tự thành lập và điều hành công ty riêng.
Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh năm 2015