Bí quyết học tập

Lập sơ đồ tư duy: ‘Tóm gọn’ 3 chuyên đề Vật lí 11 trong học kỳ I

By hocmai.kithuat

November 03, 2016 10:36 AM

Chương trình Vật lí lớp 11 ở học kỳ I gồm 3 chương với rất nhiều lí thuyết như khái niệm, định nghĩa, đặc điểm, biểu thức… Để khái quát và ghi nhớ khối lượng lí thuyết khổng lồ này, thầy Đỗ Ngọc Hà sẽ chỉ cho bạn cách lập sơ đồ tư duy nội dung 3 chương này.

4 bước lập sơ đồ tư duy

Bước 1: Chuẩn bị 3 cây bút màu khác nhau, ý tưởng cho chủ đề trung tâm và…sự điên rồ.Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm Chủ đề trung tâm đươc chọn là nội dung kiến thức ôn thi học kỳ I. Vì vậy, hãy tìm hình ảnh kích thích động lực, quyết tâm ôn thi thật tốt.Bước 3: Vẽ các nhánh chính Với sơ đồ này, các nhánh chính là 3 chương của học kỳ I. Khi vẽ các nhánh chính, bạn nhớ thêm những hình ảnh minh họa sinh động. Khi vẽ nhánh chính, bạn nên viết bằng chữ hoa, vẽ gắn liền với trung tâm, vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ có thể tỏa ra một cách dễ dàng.Bước 4: Vẽ các nhánh thứ cấp Với sơ đồ này, bạn tiếp tục triển khai các đơn vị kiến thức nhỏ hơn trong từng chương như đặc điểm, khái niệm… Bạn có thể vẽ thêm nhánh thứ cấp nhỏ hơn để làm rõ những nhánh cấp trên. Khi vẽ nhánh thứ cấp, bạn nên nhớ sử dụng mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, các nhánh con, hình ảnh cùng màu với nhánh chính. Hãy nhớ, tận dụng tối đa sự điên rồ của mình để tự mình lưu trư kiến thức.

Ví dụ cách vẽ một sơ đồ tư duy

‘Tóm gọn’ 3 chuyên đề kiến thức Vật lí 11 học kỳ I trong sơ đồ tư duy

Sau khi hướng dẫn cách lập sơ đồ tư duy, thầy Đỗ Ngọc Hà cung cấp những đơn vị kiến thức cần triển khai trong sơ đồ tư duy để “tóm gọn” kiến thức 3 chuyên đề Vât lí lớp 11. Bao gồm:

CHƯƠNG I:

Định luật Cu-lông: Phát biểu, biểu thức, đặc điểm của lực cu-lông; – Thuyết electron: nội dung chính, các cách làm nhiễm điện một vật (kể tên, giải thích), định luật bảo toàn điện tích; – Điện trường: Định nghĩa, biểu thức, đặc điểm của vec tơ cường độ điện trường tại một điểm, đặc điểm của đường sức điện, điện trường đều và điện trường do một điện tích điểm tạo ra; – Công của lực điện trường: Biểu thức, đặc điểm, trường tĩnh điện là trường thế; – Điện thế, hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường: Định nghĩa, biểu thức và nêu đơn vị đo; – Nêu mối quan hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó; – Tụ điện: Khái niệm, nguyên tắc cấu tạo của tụ điện phẳng thường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện; – Điện dung của tụ điện: Định nghĩa, biểu thức và đơn vị đo, biểu thức điện dung của tụ phẳng và các cách ghép tụ.

CHƯƠNG II:Dòng điện không đổi: Định nghĩa, biểu thức và đơn vị của cường độ dòng điện, điều kiện để có dòng điện; – Nguồn điện: Khái niệm nguồn điện, định nghĩa, biểu thức, đơn vị của suất điện động của nguồn điện; – Điện năng công suất điện, định luật Jun-Lenxơ: Công thức tính công, công suất của đoạn mạch, nguồn điện, điện trở, biểu thức định luật định luật Jun-Lenxơ; – Định luật ôm đối với toàn mạch: Phát biểu, biểu thức của định luật tổng quát, đặc điểm của hiện tượng đoản mạch, công thức tính hiệu suất của nguồn điện; – Định luật Ôm cho các loại đoạn mạch: Biểu thức tổng quát; – Mắc nguồn điện thành bộ: Viết công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

CHƯƠNG III:Dòng điện trong kim loại: Các tính chất điện và bản chất dòng điện trong kim loại, nguyên nhân gây ra điện trở trong kim loại; – Hiện tượng nhiệt điện: Khái niệm và biểu thức; – Hiện tượng siêu dẫn: Đặc điểm; – Dòng điện trong chất điện phân: Bản chất, các hiện tượng diễn ra ở điện cực, ứng dụng – Hiện tượng dương cực tan: Đặc điểm và định luật Ôm đối với chất điện phân; – Định luật Fa-ra-day về điện phân: phát biểu và các biểu thức; – Dòng điện trong chất khí: Bản chất của dòng điện, điều kiện tạo ra và đặc điểm của tia lửa điện và hồ quang điện.

Nào, hãy bắt tay lập sơ đồ tư duy để không bỏ sót bất kì kiến thức nào có thể xuất hiện trong đề thi học kỳ I, đảm  bảo 8 phẩy, 9 phẩy như chơi đó.

Đọc thêm: 10 nội dung ôn thi học kì môn Sinh học 11