Bí quyết học thi

Bài học ‘xương máu’ từ những lần thi trượt đại học

By hocmai.kithuat

February 11, 2017 17:31 PM

Chắc bạn đã được nghe nhiều bí quyết học, ôn từ những thủ khoa, á khoa đỗ đại học với điểm cao chót vót. Còn kinh nghiệm “xương máu” từ những người thi trượt, quyết tâm ôn thi lại và thành công thì sao? Học từ những sai lầm của người đi trước sẽ giúp bạn rất nhiều đấy!

Kinh nghiệm thứ nhất: Cố gắng học quá nhiều – trượt

Bạn Minh Hiền – sinh viên Đại học mở TP.HCM chia sẻ: “Năm thi đầu Hiền đã trượt đại học vì thấp điểm môn Hóa. Trước đây, Hiền luôn bị môn học này làm khó dễ nên trước kỳ thi đã đăng ký học thêm đến 2 lớp với hy vọng bổ sung kiến thức. Nhưng chính việc học nhồi quá nhiều như thế khiến Hiền lờ đờ với các công thức, bối rối trong cách giải và bị stress trong ngày thi chính thức.”

Việc thu nhận nhiều kiến thức nhưng không được ôn luyện kỹ càng chỉ làm tốn thời gian và công sức của bạn. Bạn chỉ cần chú ý học, hiểu bài trên lớp, đọc lại, vận dụng làm bài tập khi về nhà để ghi nhớ.

Kinh nghiệm thứ hai: “Chăm chỉ” học quá khuya – trượt

Thức quá khuya để học bài không đem lại hiệu quả cao, vì ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe: tinh thần mệt mỏi, trí nhớ kém, dễ nhầm lẫn, sai sót khi làm bài thi.

Bạn Vũ Minh Tâm – Đại học Văn Lang TP.HCM không ngại ngần thừa nhận: “Tôi cứ thức khuya học, đến ngày thi muốn hét lên vì đầu óc mù mờ, quên hết những gì đã học. Năm đó, tôi rớt đại học, phải thi lại vào năm sau. Giờ thì kinh nghiệm hơn, tôi học đều đặn để không phải thức khuya như khi thi đại học

Để tránh việc học dồn quá nhiều phải thức khuya, các bạn nên học liên tục, đừng để “nước đến chân mới nhảy”, tức là không đợi đến gần ngày thi mới lao đầu vào học mà hãy học ngay từ sớm, ngay từ lớp 11. Cần tạo cho mình kiến thức vững vàng trước khi kỳ thi tới, thì mới tự tin và điềm nhiên ôn luyện thong dong được.

Kinh nghiệm thứ 3: Sách giáo khoa là quan trọng nhất

Sách giáo khoa là kiến thức chuẩn và chứa đựng những kiến thức trọng điểm. Mọi sách tham khảo đều dựa trên cơ sở của sách giáo khoa. Nên đừng đụng đến những kiến thức nâng cao khi chưa hiểu hết được sách giáo khoa!

Bạn Hồ Văn Diên – Đại học Bách khoa Hà Nội tâm sự: “Sau khi nắm vững kiến thức từ các bài giảng trong sách, mình bắt tay vào làm các dạng bài điển hình, ở mức độ cơ bản trước nhằm ghi nhớ những kiến thức, công thức cơ bản – bước đệm cho việc làm các bài khó hơn, quan trọng hơn.”

Nếu đã trót mắc phải những sai lầm giống như bạn Hiền, bạn Tâm ở trên hay chưa thực sự chú trọng đến những kiến thức cốt lõi trong sách giáo khoa như bạn Diên, thì các bạn nên thay đổi cách học ngay bằng giải pháp Ở ĐÂY:

“Xây nền vững vàng, luyện thi cực nhàn”

Xem thêm: