Bí quyết thi cử

Đừng làm bài trắc nghiệm Sinh học lần lượt từ trên xuống dưới

By hocmai.kithuat

April 12, 2016 12:04 PM

“Đừng bao giờ học thuộc lòng và đừng bao giờ làm bài trắc nghiệm Sinh học lần lượt từ trên xuống dưới!” – đó là lời khuyên của thầy Nguyễn Thành Công – giáo viên giảng dạy khóa tối đa hóa điểm số PEN-M môn Sinh học.

Không như các môn học khác, khó khăn của môn Sinh không phải vấn đề vượt qua ngưỡng điểm trung bình, mà là làm thế nào để vượt qua những lỗi sai không đáng có và mang về số điểm cao tuyệt đối. Bởi vậy, lời nói của thầy Công như muốn “đánh thức” những em học sinh đang học tủ học vẹt cần thay đổi cách học, và những em còn đang bối rối khi luyện đề cần thay đổi cách làm bài thi!

“Đề thi THPT quốc gia môn Sinh học có gì thay đổi?” Học sinh cần phải học trọng tâm phần kiến thức nào, học môn Sinh học như thế nào để đạt điểm cao”… và hàng loạt những câu hỏi tương tự mà HOCMAI nhận được mỗi ngày. Trong bài viết này, thầy Nguyễn Thành Công sẽ đưa ra một vài lời khuyên để học môn Sinh học hiệu quả nhất:

Sinh học học thế nào thì là hiệu quả?

Mặc dù kiến thức thi môn Sinh học chủ yếu ở chương trình lớp 12 nhưng các em cần nắm vững một số kiến thức ở lớp dưới để có thể hiểu rõ hơn các vấn đề đưa ra trong chương trình lớp 12. Ví như các kiến thức về tế bào học và sinh học vi sinh vật cũng rất quan trọng.

Các em cần hệ thống hóa lại toàn bộ những kiến thức mà mình đã có theo sơ đồ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện rõ được mối liên hệ giữa các thành phần kiến thức. Nhìn vào sơ đồ đó, các em sẽ dễ dàng xác định được kiến thức mình còn yếu kém.

Với các bài toán sinh học, việc tìm ra quy luật là tối quan trọng. Để làm được điều này, cần phải nắm chắc các quy luật và hệ thống dấu hiệu của chúng, trong bài tập quy luật di truyền, tỷ lệ đời con là một dấu hiệu rất quan trọng.

Tìm hiểu xu hướngnắm chắc cấu trúc ra đề thi môn Sinh học. Khóa tối đa hóa điểm số PEN-M môn Sinh học sẽ cung cấp cấu trúc đề thi để các em hiểu rõ đề thi và trang bị phương pháp, kĩ năng làm tất cả các dạng bài trong đề thi.

Tóm lại, cách học các môn học nói chung và đặc biệt với môn Sinh học nói riêng, không phải cứ đọc nhiều, học nhiều, làm nhiều là hiệu quả. Bởi hệ thống kiến thức môn Sinh học khá rộng và chuỗi kiến thức được liên kết đan xen nhiều tầng lớp, học thuộc lòng một cách đơn thuần không những không hiệu quả, thậm chí còn rất dễ gây quá tải kiến thức dẫn đến áp lực phòng thi và kết quả thi không như ý muốn.

Một bí quyết nhỏ khi học Sinh học, đó là vẽ càng nhiều sơ đồ tư duy càng tốt. Việc hệ thống hóa kiến thức bằng hình ảnh là cách học thuộc hiệu quả nhất, hơn nữa nó giúp học sinh hiểu sâu vấn đề hơn đọc kiến thức biểu được biểu diễn bằng chữ trong SGK một cách thông thường.

Đừng bao giờ làm bài thi lần lượt từ đầu tới cuối!

Đừng bắt tay vào làm bài ngay sau khi nhận được đề bài. Hãy đọc đề một lần để nắm bắt cấu trúc đề thi và phổ kiến thức được sử dụng trong đề.

Hãy bắt đầu làm bài vào lần đọc đề thứ 2, gặp câu đã trả lời được ta đánh dấu đáp án, gặp câu khó, còn băn khoăn, ta bỏ qua NGAY đến câu kế tiếp cho đến khi hết đề. Sau đó quay lại những câu khó từ đầu. Có thể làm bài thành 3 đợt hoặc hơn, phụ thuộc vào tốc độ làm bài của các em.

Sau cùng, nếu vẫn còn những câu thực sự khó mà chưa biết giải quyết như thế nào, ta có thể dùng phương pháp loại trừ, càng loại trừ được nhiều phương án nhiễu, đáp án của câu hỏi sẽ càng gần.

Học PEN-M Sinh học thầy Công với học phí ưu đãi tại đây

Xem thêm: