hoc-tieng-han

Tiểu Học - THCS

Con học tốt hay không là do cha mẹ

By hocmai.kithuat

October 31, 2017 16:21 PM

Nhiều cha mẹ có thói quen phó mặc con cho trường lớp, thầy cô trong việc học tập. Tuy nhiên, việc để đứa trẻ có thể học tập tốt, tự giác học tập thì cha mẹ lại chính là nguồn tạo động lực lớn nhất.

Để kích thích khả năng học tập của con, cha mẹ cần có  những phương pháp mới lạ để khơi gợi đam mê học tập trong các con.

Phương pháp 1: Thiết lập những mục tiêu có thể thực hiện

Dù là bắt đầu từ những việc vô cùng đơn giản cũng được, hãy cùng các con thiết lập mục tiêu cụ thể cho việc học. Đây là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả. Cùng con  thiết lập mục tiêu và cố gắng thực hiện để đến khi đạt được thành tựu, trẻ sẽ có thể vô cùng phấn khích và tự tin mà nói rằng “mình làm được rồi”. Những kinh nghiệm thành công đó cứ được tích lũy dần dần, con sẽ nhanh chóng cảm thấy có thêm động lực trong việc học.

Phương pháp 2: Hình thành thói quen học tập

Các con sẽ không thể tập trung học tập nếu cha mẹ không tạo cho các bé một môi trường và thói quen học tập tốt. Hằng ngày, dù chỉ là 5 phút mỗi ngày thôi, hãy cùng với con tham gia tích cực vào việc học. Nếu có thể làm đều đặn việc đó mỗi ngày cùng vào một khoảng thời gian nhất định, học những môn tương tự nhau vào khoảng thời gian đó thì càng tốt. Ví dụ như, mỗi ngày bắt đầu từ 2h, làm bài tập trên lớp trong khoảng 15 phút. Đến 2h30 bắt đầu làm bài tập tính..

Phương pháp 3: Ngồi đối diện khi trẻ học

Khi trẻ học bài, các bậc phụ huynh hãy ngồi ở phía đối diện bàn học của trẻ nhé. Làm như vậy sẽ khiến các bé không còn cảm giác chán học nữa, và cảm giác việc học cũng thật thú vị sẽ dần được tích lũy. Điều này, thuật ngữ trong tâm lý học gọi là “ Nguyên lý gây hứng thú làm việc”. Hãy thử ngồi ở phía đối diện bàn học của trẻ và sau đó hãy tham gia hỗ trợ học cùng với trẻ như: lật giở những trang sách giáo khoa, giảng giải thêm nội dung cho trẻ hiểu, hướng dẫn trẻ làm bài tập về nhà hay chỉ dạy những nội dung có liên quan đến bài học, hãy cũng chạm vào cả những dụng cụ học tập của trẻ nữa.

Phương pháp 4: Tập trung vào những điểm yếu

Bằng cách tập trung vào những chủ đề mà các con còn yếu, tạo ra sự hứng thú từ những điểm còn yếu sẽ góp phần thúc đẩy động lực học tập của trẻ. Đó cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản trong học tập: cho con tiếp xúc với càng nhiều điều gây hứng thú càng khơi gợi sự tò mò và đam mê tìm hiểu. Khi đã cảm thấy hứng thú con sẽ không còn cảm giác sợ hãi hay khổ sở với những vấn đề đó nữa mà sẽ tích cực tìm hiểu để khắc phục, từ đó sẽ góp phần tăng thêm động lực trong việc học.

Phương pháp 5: Tạo đối thủ

Hãy tìm đối thủ cho con. Nhận thức được sự cạnh tranh sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia học tập tích cực hơn. Hãy thiết lập những mục tiêu như “hãy làm bài này tốt hơn bạn A” hay “hãy đạt điểm cao hơn bạn A trong kỳ thi này nhé..” làm động lực cho trẻ học. Nếu đối thủ cạnh tranh của trẻ là một người bạn, đừng quên dạy trẻ cạnh tranh một cách công bằng và thân thiện.

Trong môi trường học tập, bất kỳ học sinh nào cũng mong muốn được cha mẹ chia sẻ về bài vở, trường lớp. Điều này giúp những đứa trẻ này cảm thấy luôn yên tâm có cha mẹ giúp đỡ thay vì tự “vật lộn “ một mình trong mớ kiến thức. Những đứa trẻ được cha mẹ quan tâm trong học tập sẽ có thành tích học tập khá hơn. Cha mẹ hãy tạo động lực cho con học tốt hơn mỗi ngày!