Bí quyết học tập

3 mẹo ôn thi cực hay sĩ tử 98 mách cho teen 99

By hocmai.kithuat

April 15, 2017 16:35 PM

3 mẹo “nhỏ mà có võ” dưới đây sẽ giúp teen 99 ôn luyện hiệu quả, học đâu nhớ đó.

1.Lập thời gian biểu khoa học

Một thời gian biểu không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, ôn luyện hiệu quả mà còn giúp bạn hình thói quen sắp xếp công việc một cách khoa học và hợp lý.

Cùng lắng nghe chia sẻ bí kíp sắp xếp thời gian của bạn Nguyên Quang (26 điểm – Đại học Bách Khoa Hà Nội) trong hai tháng cuối: Nguyên Quang chia sẻ, thời tiết tháng 5, tháng 6 năm vừa rồi nắng rất gay gắt, để đảm bảo sức khỏe tiết kiệm thời gian di chuyển Quang quyết định chỉ học online và dừng hoàn toàn việc học tại các lớp truyền thống.

Cụ thể sáng học Toán, ôn luyện kiến thức và làm một đề hoàn chỉnh bấm giờ. Chiều ôn kiến thức môn Lí + làm một đề hoàn chỉnh. Sau 5h chiều đi chạy bộ tầm 3-5 km để đảm bảo sức khỏe và thư giãn sau những giờ ôn luyện căng thẳng. Tối ôn qua kiến thức học được sau 1 ngày và ngủ sớm trước 10 giờ để đảm bảo sức khỏe. Hôm sau lại tiếp tục như thế với sáng là môn Toán và chiều là môn Hóa.

Tuy nhiên các bạn cần linh hoạt trong việc dành thời gian cho môn nào nhiều hay ít tùy thuộc vào lực học bạn đều hay lệch. Ví dụ: Môn Toán yếu thì bạn cần dành thời gian nhiều hơn. Và dành một chút thời gian mỗi ngày tổng ôn lại kiến thức môn Lí (mặc dù bạn cho rằng mình đã nắm chắc) để tránh tình trạng “rơi rụng” kiến thức khi vào phòng thi. Nhưng dù thế nào, bạn vẫn phải cân bằng giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi, đặc biệt là thời gian để tập thể dục. Người có khỏe, thì não mới thông, phải không nào!

2.Sử dụng sơ đồ tư duy

Phạm Thu Huyền (110,5 điểm Đại học Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: Mình cũng như những bạn khác rất sợ lý thuyết, nhưng để đạt được mục tiêu điểm số thì mình không thể mất điểm phần này, thêm nữa lý thuyết tuy dài nhưng khá dễ. Để tránh nhầm lẫn và nhớ lâu, mình sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập, tuy hơi mất thời gian đầu để lên ý tưởng lúc ban đầu nhưng sau khi quen dần thì thời gian không thành vấn đề nữa.

3.Ghi lại những lỗi sai thường mắc

Còn trường hợp của Hoàng Tùng ( Đại học Ngoại Thương) thì có một cách hay ho để ôn tập là khi nghe bài giảng của các thầy cô trong khóa PEN-M có phần “những lỗi sai học sinh thường mắc” Tùng ghi hết vào một quyển sổ, đồng thời ghi thêm cả những phần mình hay làm sai nữa. Đọc đi đọc lại những lúc rảnh rỗi. Cứ như vậy, vào phòng thi gặp những trường hợp dễ nhầm lẫn Tùng vẫn hiên ngang làm bài mà không sợ bị mất điểm oan. Biết mình yếu ở đâu để sửa, bổ sung chính bí kíp giúp Tùng đỗ vào ngôi trường mơ ước.

Đừng quá lo lắng và cũng đừng quá mơ mộng

Có trách nhiệm với việc học và thi là rất tốt nhưng đừng bắt bản thân học dồn quá nhiều trong giai đoạn nước rút này. Kiến thức chỉ có thể tích lũy từ từ, nên việc học dồn không những chẳng hiệu quả mà còn khiến bạn có thể gặp vấn đề xấu về sức khỏe và tâm lý, hãy học lúc mình muốn, học lúc mình thấy sẽ hiệu qủa, học lúc mình thấy thoải mái nhất, nhé!

Thêm nữa, đừng bao giờ quá mơ mộng vào ngành bạn đã chọn. Ví dụ mơ ước của bạn là học ngành Tài chính ngân hành và  bạn nghĩ rằng nếu không học được ngành đó thì bạn sẽ không học ngành khác. Thật sự có rất nhiều con đường dẫn đến sự thành công các bạn ạ. Mỗi ngành nghề đều có một sự thú vị và thử thách riêng. Khi đã chọn nghề rồi thì quyết tâm theo học. Đừng nản chí nhé, chỉ cần có niềm tin và ý chí, bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn thôi.

Để hoàn thiện toàn bộ KIẾN THỨCKỸ NĂNG cần thiết cho kỳ thi THPT quốc gia, hãy chọn cho mình một người bạn đồng hành thầy cô trong khóa học PEN-M. Xem chi tiết TẠI ĐÂY