Teen 2k4: Đừng bị lừa bởi 5 cái bẫy Tiếng Anh đơn giản thế này!

Nhiều bạn đến giờ vẫn đang hoang mang, lo sợ môn Tiếng Anh vì thường mắc bẫy tiếng Anh ở nhiều câu hỏi. Đừng lo lắng, xem ngay bài viết dưới đây để biết những “cái bẫy” khiến teen 2k4 dễ bị lừa trong đề thi THPT môn Tiếng Anh để biết cách phòng tránh nhé!

Để giúp các em vững tin hơn, không bị mắc lừa khi làm bài thi môn Tiếng Anh, Cô Nguyễn Thị Thanh Hương – Hương Fiona (Giáo viên dạy Tiếng Anh tại HOCMAI) đã phân tích những “cái bẫy” các bạn thường gặp khi làm đề, cùng xem nhé!

1. Cái bẫy về ngữ âm

Đây là dạng bài mà học sinh thường rất sợ hoặc nhắm mắt khoanh bừa, do nhìn đến từ nào cũng thấy chúng có cách phát âm na ná nhau, từ đó không thể phân biệt được mà chọn đáp án đúng. Nguyên nhân mắc bẫy tiếng Anh là do các bạn không chú ý đến cách phát âm hay trọng âm của từ khi học từ mới, hay không nắm được quy tắc phát âm s es của từ.

bay-tieng-anh

“Bẫy” tiếng Anh ngữ âm, phát âm là “chiếc bẫy” được sử dụng khá nhiều

Ví dụ:

  1. plays B. says C. stays D. delays

Thông thường “ay” được phát âm là /ei/ nhưng trong câu này có một trường hợp đặc biệt là phương án B, “say” ở dạng nguyên thể được phát âm là /sei/, nhưng “says” thì lại được phát âm là /sez/.

=> Chọn B

2. Cái bẫy về tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Đây là dạng bài mà nếu không đọc kỹ đề, các bạn rất dễ bị mắc phải sai lầm, rơi trúng “bẫy tiếng Anh” khi đi tìm từ gần nghĩa với từ được gạch chân trong khi đề bài yêu cầu tìm từ trái nghĩa hoặc ngược lại.

Ví dụ:

Dịch và giải nghĩa hết các từ đơn giản, hiểu rõ các từ không được gạch chân, kết nối chúng lại với nhau thành một câu gần hoàn chỉnh để tạo ra một câu có ý nghĩa gần hoàn chỉnh, sau đó dùng suy luận để tìm chọn ra nghĩa phù hợp cho từ được gạch chân (Lưu ý: đây chỉ là 1 trong số các cách làm dạng bài này).

bay-tieng-anh

Từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng là một “chiếc bẫy” khiến chúng mình “lọt hố” rất nhiều

There is growing concern about the way man has destroyed the environment.

growing: đang tăng lên

the way man has destroyed the environment

  1. threat B. attraction C. consideration D. speculation

Vấn đề môi trường hiện đang là vấn đề lo ngại, từ bối cảnh câu văn, ta có thể đoán được nghĩa của từ “concern” là “mối lo”. Đồng nghĩa với mối lo là “threat”: mối nguy hiểm, đe dọa.

=> Chọn A

3. Cái bẫy về sự liên kết kiến thức

Đây là các câu hỏi yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức với nhau ví dụ như bị động kết hợp với sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ hoặc bị động kết hợp to V/ V ing… Các em thường chỉ giải quyết một phần kiến thức mà không xem xét đến các yếu tố còn lại dẫn đến việc đưa ra đáp án sai, lọt bẫy tiếng Anh.

Ví dụ: ______ twice, the postman refused to deliver our letters unless we chained our dog up.

A.Having bitten B. Biting C. Being bitten D. Having been bitten

bay-tieng-anh

Liên kết kiến thức trong tiếng Anh có gì khó mà lại khiến chúng mình “mắc bẫy”?

Thứ nhất ta phải xác định được chủ ngữ của mệnh đề trước và sau đều là “the postman”. Đây là hiện tượng ngữ pháp dùng phân từ hoàn thành để nối 2 mệnh đề cùng chủ ngữ. Ta có thể lấy chủ ngữ vế sau lên vế trước để dịch cho xuôi nghĩa ” Sau khi bị cắn 2 lần, người đưa thư đã từ chối đưa thư nếu chúng tôi không xích con chó lại”. Phân từ hoàn thành ở dạng chủ động: Having P2. Tuy nhiên người đưa thư phải”bị cắn” nên phải chuyển sang thể bị động là “having been bitten…”. Câu trên kết hợp phân từ hoàn thành và bị động.

=> Chọn D

4. Cái bẫy về giới từ

Đây là phần mà rất nhiều học sinh mắc phải khi không nắm được chính xác cách dùng của các giới từ. Nguyên nhân là có nhiều các giới từ thường có nghĩa tương đồng nhau ví dụ như in, on, at… Việc này khiến teen 2k4 rất dễ mắc cái bẫy tiếng Anh này.

bay-tieng-anh

Có nhiều các giới từ thường có nghĩa tương đồng nhau, giúp việc “đặt bẫy” trở nên dễ dàng

Ví dụ:

I am not very familiar ____ place – names in this region.

  1. to B. with C. for D. at

familiar vừa đi với “to” và “with” , các bạn thường dịch là “quen thuộc với”. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt rõ trường hợp nào dùng “to”, trường hợp nào dùng “with”

  • tobe familiar with sth: biết rõ về cái gì
  • tobe familiar to sb/sth: quen thuộc với ai/cái gì

=> Câu trên nên là: Tôi không rành các địa danh ở vùng này lắm => Chọn B

5. Cái bẫy về các từ nối

Có rất nhiều các từ nối gần tương tự nhau như because và because of/ so, although/ in spite of/ despite… Nên nếu không nắm được vững vàng cách dùng của từng từ trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, các bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn và mắc bẫy tiếng Anh.

I felt guilty about leaving the company ____ I knew I had made the right decision

  1. even though
  2. despite
  3. in spite of
  4. even so

Ta thấy sau chỗ trống là một mệnh đề nên loại B và C vì sau B và C là Cụm danh từ hoặc Ving

even so không hợp về nghĩa

=> chọn even though, sau even though là 1 mệnh đề

Tôi cảm thấy có lỗi khi rời công ty mặc dù tôi biết tôi đã đưa ra quyết định đúng đắn

bay-tieng-anh

Cô Hương Fiona, một giáo viên danh tiếng dạy các khóa ôn thi tiếng Anh THPT Quốc gia

Ngoài những cách để tránh gặp phải những cái bẫy ở trên, còn rất nhiều kiến thức, chiến thuật, phương pháp làm bài… hiệu quả nữa để giúp các bạn tự tin chinh phục điểm 8 đến 10 môn Tiếng Anh thi THPT mà cô Hương Fiona sẽ cung cấp trong khóa PEN – Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia. Bạn hãy tìm hiểu ngay bằng cách tải App HOCMAI nhé!

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!