Ngành quản trị kinh doanh có phải là ngành học “hot”?

Hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc dân đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn trụ vững và phát triển cần phải có sự tiên phong của những nhà quản trị giàu kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh. Nhìn chung, cơ hội nghề nghiệp khi theo học ngành quản trị kinh doanh khá rộng lớn. Hocmai cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết trong quá trình lựa chọn ngành và quyết định trường ĐH cho kỳ thi THPT quốc gia 2016

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh được hiểu là những hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Học quản trị kinh doanh là học gì?

Ngành quản trị kinh doanh được chia làm nhiều ngành chuyên sâu như: quản trị nhân sự, quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn, quản trị doanh nghiệp,…

Học ngành quản trị kinh doanh sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu,…

Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Những nghề nghiệp mà các bạn sau khi  tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thường làm là: quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng,…vì các kiến thức này các bạn đã được học trong môi trường nhà trường.

Các công việc cụ thể của ngành này như sau:

  • Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ- giao dịch khách hàng;
  • Trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch;
  • Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
  • Giảng viên ngành quản trị kinh doanh;
  • Tự thành lập và điều hành công ty riêng.

Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh năm 2015

STT

Trường Khối thi Điểm chuẩn

Ghi chú

1

Học viện Ngân hàng

A00, A01

22.25
D01,D07

21.75

2

Học viện Tài chính

A00, A01, D01

23

Những thí sinh đạt tổng điểm 23 thì môn Toán phải đạt 7.50 điểm trở lên

3

Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

A

21

4

Đại học Giao thông Vận tải (khu vực phía Nam)

A

18.75

5

Đại học Kinh tế quốc dân

A00, A01, B1, D1

25

6

Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội

106

Điểm kỳ thi ĐGNL vào ĐHQG Hà Nội

7

Đại học Ngoại thương Hà Nội

A01, D01

25 Điểm môn Toán phải lớn hơn hoặc bằng 7.75
A00

26.5

8

Đại học Ngoại thương HCM

A01, D01

25.25
A00

26.75

9

 

 

 

 

Đại học Thương mại

A00

21.5 Quản trị Nhân lực
A00, D01 21.25

Marketing (Quản trị thương hiệu)

D01

21 Quản trị khách sạn
D01 21

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

A00

22

Quản trị kinh doanh (QTKD tổng hợp)

D01

21.75

A00

21.75 Quản trị doanh nghiệp thương mại
D01

21.5

10

Đai học Công đoàn

A00, A01, D01

19.75 Quản trị kinh doanh
19.5

Quản trị nhân lực

11

Đại học Công nghiệp Hà Nội

A00, A01, A03, D

12 Quản trị kin doanh
12

Quản trị kinh doanh Du lịch

12

Đại học Bách khoa Hà Nội

A00, A01, D01, D07

6.41 Đại học Victoria – New Zealand
5.5

Đại học Troy – Hoa Kỳ

A00, A01, D01, D03, D07

5.5

Đại học Pierre Mendes France – Pháp

13

Đại học Kinh tế TP.HCM

A00, A01, D01

23.25

14

Đại học Ngân hàng TP.HCM

A00, A01, D01

21.75

15

Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG HCM

A00, A01, D

22.75 Quản trị kinh doanh CLC
23.75

Quản trị kinh doanh

16

Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM

A00, A01, D01, C

15

17

Đại học Tài chính Marketing

A00, A01, A02, D

22

720x90

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!