Hóa học: 4 lỗi sai thường gặp ở bài tập phản ứng trong dung dịch

Dạng bài cho dung dịch chứa ion H(+) tác dụng với dung dịch muối chứa ion CO3(2-) là dạng bài tương đối đơn giản nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn và tính toán sai nếu không chắc kiến thức. Cùng xem 4 lỗi sai rất hay gặp trong dạng bài này dưới đây để có cách phòng tránh nhé!

1. Lỗi về thứ tự phản ứng

Khi cho từ từ dung dịch chứa ion H(+) vào trong dung dịch muối chứa ion CO3(2-) thì thứ tự phản ứng sẽ xảy ra như trong hình sau:

thứ tự phản ứng

Đầu tiên, H(+) sẽ phản ứng với CO3(2-) tạo ra HCO3(-), khi CO3(2-) đã phản ứng hết, mới tiếp tục xảy ra phản ứng giữa H(+) và HCO3(-) tạo ra khí CO2 và nước. Nhiều bạn tính toán số liệu theo suy nghĩ 2 phản ứng xảy ra đồng thời, dẫn đến kết quả bị sai.

2. Lỗi về bỏ sót lượng ion HCO3(-) trong dung dịch

Khi cho từ từ dung dịch chứa ion H(+) vào trong dung dịch muối có chứa cả ion CO3(2-) và ion HCO3(-) thì thứ tự phản ứng xảy ra vẫn giống với trường hợp trên vì CO3(2-) có tính bazơ mạnh hơn HCO3(-) nên phản ứng trước. Nhưng khi tính toán, nhiều bạn bỏ qua lượng ion HCO3(-) có sẵn trong dung dịch mà chỉ tính phần tạo ra do phản ứng của H(+) với CO3(2-) thì kết quả cho ra cũng sai hoàn toàn.

3. Lỗi khi tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng

Khi đề bài cho khối lượng chất tan sau phản ứng làm số liệu để tính các đại lượng chưa biết như trong hình sau:

khí thoát ra thì trong dung dịch còn HCO3

Việc xác định được số lượng các chất tan trong dung dịch lúc này là rất quan trọng nhưng không ít bạn lại quên rằng khi có khí CO2 thoát ra thì trong dung dịch vẫn còn chứa ion HCO3(-), dẫn đến xác định các chất tan chỉ là Na(+), K(+), Cl(-), đương nhiên kết quả sẽ bị sai.

4. Lỗi khi gặp dạng bài cho từ từ dung dịch muối vào trong dung dịch chứa H(+)

Đối với dạng bài cho từ từ dung dịch muối vào trong dung dịch có chứa ion H(+), các phản ứng sẽ xảy ra đồng thời như trong hình sau:

cho từng giọt muối vào dung dịch axit

2 phản ứng đồng thời xảy ra và tạo khí CO2 cho đến khi nào hết H(+) thì dừng lại. Trong trường hợp này, vì H(+) rất dư nên sẽ không còn phản ứng tạo ion HCO3(-), do đó nếu vẫn viết phương trình phản ứng giống như những trường hợp trước, các bạn sẽ sai ngay từ khi bắt đầu.

Để biết thêm những lỗi sai mà đến cả các bạn học khá giỏi cũng thường mắc phải trong nhiều dạng bài khác nữa, cũng như những kiến thức, phương pháp linh hoạt, kỹ năng “thần thánh”… giải quyết các dạng bài tập khó, nhắm đến mục tiêu điểm 9, điểm 10, hãy đồng hành cùng PEN – M 2017 ngay TẠI ĐÂY nhé!

851x315-3

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!