[Học sinh TB-Khá] Hiến kế đạt 8 điểm giai đoạn cuối

 HOCMAI  Với một học sinh có lực học trung bình-khá, việc đỗ vào 1 ngôi trường đại học thuộc top trung thôi cũng là một điều khá khó khăn. Bí quyết nào giúp các em ôn đúng trọng tâm kiến thức để cánh cửa đại học không xa vời? HOCMAI gửi tới các bạn học sinh bộ bí kíp ôn luyện hơn 1 tháng trước kỳ thi.

Kim chỉ nam cho hơn 1 tháng cuối cùng này dành cho các bạn học sinh trung bình-khá đó là: “Không học tất cả, chỉ học những gì có thể lấy điểm” với 4 từ khóa chính TẬP TRUNG, THÀNH THẠO, KHÔNG, LƯU Ý. Dưới đây là bí kíp học 7 môn dành cho các khối thi A, B, C, D dành cho các bạn.

MÔN TOÁN

TẬP TRUNG: ôn tập các chuyên đề dễ lấy điểm như Hàm số, Lượng giác, Tích phân, Hình tọa độ không gian, Số phức, Tổ hợp – xác suất, Hình học không gian,…

KHÔNG đi sâu hoặc không học:

  • Các phần kiến thức khó: Bất đẳng thức, Giá trị nhỏ nhất, Giá trị lớn nhất,
  • Các phương pháp giải cần tính tư duy cao hoặc các dạng bài nâng cao tại các chuyên đề khó lấy điểm

MÔN VẬT LÝ:

TẬP TRUNG: Ôn toàn bộ lý thuyết căn bản

THÀNH THẠO: các phương pháp làm bài đối với các chuyên đề xuất hiện trong đề thi:

  • Chuyên đề Dao động cơ: Con lắc lò xo, quãng đường lớn nhất nhỏ nhất, lực đàn hồi, phục hồi con lắc đơn, con lắc dây, con lắc chuyển động trong các trường hợp đặc biệt,…
  • Chuyên đề Sóng cơ học: Bài toán về độ lệch pha, Bài toán giao thoa sóng, Bài toán sóng dừng,…
  • Chuyên đề điện xoay chiều: Mạch RLC mắc nối tiếp, Bài toán về công suất, hệ số công suất, Bài toán cực trị khi R, L,C hay f thay đổi. Máy biến áp, Máy phát điện xoay chiều,…
  • Chuyên đề Dao động điện từ: Bài toán năng lượng trong mạch giao động, Bài toán liên quan đến thời gian trong mạch dao động,…
  • Chuyên đề Sóng ánh sáng: Bài toán tán sắc ánh sáng, Giao thoa ánh sáng, Quang phổ,..
  • Chuyên đề lượng tử ánh sáng: Hiện tượng quang điện, hiện tượng phát quang, Mẫu nguyên tử Bo;
  • Vật lí hạt nhân: Bài toán về độ hụt khối, năng lượng liên kết, Phóng xạ, phản ứng phân hạch nhiệt hạch.

MÔN HÓA HỌC:

TẬP TRUNG: ôn toàn bộ lý thuyết căn bản trong SGK Hóa  học lớp 10, 11, 12

THÀNH THẠO: Các phương pháp làm các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi những năm gần đây trong các chuyên đề:

  • Đại cương kim loại: Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất; Bài tập Fe;
  • Ôn tập tổng hợp các kiến thức hóa vô cơ;
  • Andehit, xeton, axit cacbonxylic; Amin, aminoaxit, Peptit
  • Ôn tổng hợp các kiến thức hóa hữu cơ.
  • LƯU Ý: thêm một số dạng bài mới xuất hiện trong đề thi năm 2015 như:
  • Các câu hỏi gắn liền với thực tiễn;
  • Các câu hỏi có chứa đồ thị;
  • Các câu hỏi gắn liền với thực hành thí nghiệm.

MÔN SINH HỌC:

RÀ SOÁT: toàn bộ lý thuyết trọng tâm.

TẬP TRUNG: luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi ĐH những năm gần đây thuộc các chuyên đề:

  • Cơ sở vật chất và cơ sở di truyền ở cấp độ tế bào (các dạng bài tập tính toán: dạng bài về cấu trúc, sự nhân đôi ADN, nguyên phân – giảm phân)
  • Di truyền quần thể: các dạng bài tập tính toáng vận dụng;
  • Ứng dụng di truyền học: các dạng câu hỏi lý thuyết nhận biết và thông hiểu;
  • Di truyền học người: có thể ở dạng câu hỏi trắc nghiệm dạng thông hiểu hoặc bài tập dạng phả hệ (bài tập phả hệ thường khó và dễ nhầm lẫn)
  • Bằng chứng và cơ chế tiến hóa: các dạng câu hỏi lý thuyết dạng nhận biết và thông hiểu
  • Sự phát sinh sự sống trên trái đất: câu hỏi lsy thuyết dạng nhận biết và thông hiểu
  • Sinh thái học: Cá thể, Quần thể, Quần xã, Hệ sinh thái, Sinh quyển và môi trường: câu hỏi lý thuyết dạng nhận biết và thông hiểu, bài tập vận dụng.
  • BẶC BIỆT: Chú trọng các dạng bài có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

MÔN TIẾNG ANH:

RÀ SOÁT: toàn bộ kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản thuộc phương trình sách giáo khoa THPT môn Tiếng Anh.

CHÚ TRỌNG: những cấu trúc ngữ pháp và từ vựng thông dụng hoặc dễ gây nhầm lẫn.

TẬP TRUNG: rèn luyện các câu hỏi thuộc các chuyên đề của khóa học theo mức độ: dễ, khó, trung bình.

LƯỚT: các dạng bài ở mức độ khó: đọc -hiểu

TRANG BỊ: phương pháp làm bài theo dạng bài tập: Ngữ âm, Tổng hợp ngữ pháp- từ vựng và điền từ vào đoạn văn; Chức năng giao tiếp,; Kỹ năng đọc; Tìm từ đồng nghĩa/ trái nghĩa; Tìm lỗi sai; Viết lại câu và viết đoạn văn.

MÔN NGỮ VĂN:

Phần Đọc – hiểu: Nắm chắc các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. Ôn tập chủ yếu vào các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn chính khóa 12 ban cơ bản

Phần Nghị luận xã hội: Nắm chắc kết cấu của một bài văn nghị luận xã hội. Thường xuyên theo dõi tin tức thời sự để biết được các vấn đề xã hội đang được cộng đồng chú ý.

Phần Nghị luận văn học: Nắm chắc các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn từ Thơ Mới đến nay (bao gồm: Thơ Mới, văn học hiện thực giai đoạn 30-45, văn học cách mạng, văn học giai đoạn 45 – 75 và giai đoạn sau năm 75). Ôn chủ yếu vào các tác phẩm trong chương trình chính khóa cơ bản.

CHÚ Ý cách trình bày: Văn phong sáng sủa, mạch lạc, không sai chính tả, không gạch đầu dòng, không bỏ câu.

MÔN LỊCH SỬ:

  • Nắm chắc kiến thức nền tảng trong sách giáo khoa THPT,
  • Sơ đồ hóa các vấn đề lich sử để nắm được bản chất của từng sự kiện qua đó thấy được mối liên hệ của từng sự kiện trong dòng chảy phát triển của lịch sử.
  • Thường xuyên theo dõi và cập nhật các vấn đề thời sự để có thể làm các dạng bài có tính ứng dụng thực tiễn: Biển Đông, Asean, Thời kỳ hậu chiến tranh,…
  • Chú ý cách trình bày: Văn phong sáng sủa, mạch lạc, không sai chính tả, không gạch đầu dòng, không bỏ câu.

Áp dụng những bí kíp trên cho quá trình ôn luyện và làm bài thi của mình thì cánh cửa ĐH dành cho các bạn học lực trung bình-khá là không xa vời.

Nếu bạn nào còn hoang mang hoặc không tự mình hoạch định được kế hoach và lộ trình học tập như trên, bạn có thể tham khảo giải pháp PEN-M của HOCMAI để nắm trong tay cơ hội bước vào ĐH trong mùa thi này nhé.

Xem thêm:

760x120

 

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!