Con thi vào 10: Áp lực đến từ cả bố mẹ

Đặt quá nhiều kì vọng đã khiến không ít phụ huynh vô tình tạo ra cho con nhiều áp lực từ việc học cho đến việc thi cử, nhất là đối với các em học sinh chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10, độ tuổi còn nhiều non nớt trong cả suy nghĩ và hành động.

Dẫu biết rằng vì yêu thương nên mới kì vọng…

Nếu không phải vì yêu thương, chẳng bố mẹ nào lại đặt quá nhiều kì vọng vào con cái. Khi sự kì vọng được biểu đạt quá mạnh mẽ và hà khắc thì cảm xúc con nhận được không phải là sự động viên mà là áp lực. Kì vọng càng lớn, áp lực càng nhiều.

Với mọi học sinh THCS, kì thi vào 10 là chướng ngại vật lớn nhất và mang tính quyết định đầu tiên trong suốt thời gian đi học. Con sẽ thi trường nào, con sẽ học thầy cô nào, sau này con sẽ học khối thi nào…luôn là những câu hỏi mà không phải học sinh nào ở độ tuổi này cũng tự quyết định được.

Trong giai đoạn nhạy cảm này, bố mẹ phải sát cánh cùng con thế nào để đừng khoác lên con tấm áo kì vọng quá rộng khi con còn chưa đủ lớn? Để bắt đầu trả lời câu hỏi này, bố mẹ cần lưu tâm 3 điều tưởng như đã quen nhưng không phải ai cũng làm được:

1/ Mong muốn của bố mẹ không đồng thời là mong muốn của con cái

Câu chuyện của em Mai Linh (Học sinh lớp 9, trường THCS Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là câu chuyện quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Linh tham gia đội tuyển thi HSG môn Tiếng Anh vì yêu thích. Tuy nhiên, bố mẹ muốn em tham gia đội tuyển môn Toán vì cho rằng môn Toán cần thiết hơn rất nhiều, vì cô giáo chủ nhiệm dạy môn Toán. Sau một thời gian tranh đấu với rất nhiều nước mắt, em quyết định đăng kí đội tuyển môn Toán vì không muốn mình trở thành một đứa con hư. Tương tự như vậy, “con phải thi đỗ trường này”, “con phải học khối này”, “sau này con phải làm nghề này”…đang trở thành biện chứng của định nghĩa “con ngoan”, “con hư”.

Nội hàm của “con ngoan” mang theo rất nhiều mong muốn của bố mẹ sẽ kìm kẹp sự phát triển tự nhiên của con, giới hạn và khiến con trở nên bị động. Mong muốn của bố mẹ nếu không trùng khớp với nguyện vọng của con thì chỉ nên là lời khuyên và định hướng chứ đừng là cái đích mà con nhất-định-phải-đạt được. So với việc trở thành niềm tự hào của bố mẹ, hãy để con trở thành một người độc lập và chủ động.

_MG_1035
Học sinh THCS tham gia ngày hội do HOCMAI tổ chức

2/ Nghiêm khắc và bao dung với thất bại của con cái

Con có thể đạt điểm kém hoặc sau này, con có thể không đỗ vào trường THPT mà con kì vọng. Bậc làm cha mẹ cũng trải qua những chuyện-thường-ngày như vây. Vì vậy, bên cạnh việc nghiêm khắc chỉ ra những sai sót, sai lầm của con sau mỗi kì thi, cùng con rút kinh nghiệm và thay đổi cách học, cha mẹ cần bao dung chứ đừng quay lưng với sai lầm đó.

Và có một điều đơn giản nhưng ít bố mẹ để ý đến, sự bao dung sẽ cho con sự đồng cảm, từ đó, con dễ tiếp nhận lời khuyên, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bố mẹ.

3/ Đồng hành cùng con tìm ra phương học đúng đắn

Thi vào 10 cũng như thi đại học, thậm chí, so với độ tuổi non nớt của con, thi vào 10 còn khó khăn và áp lực hơn thi đại học. Cần có chiến lược đúng đắn cho cả năm học và lộ trình học tập theo từng tháng, đặc biệt là giai đoạn từ cuối tháng 2 đến khi học sinh bước vào kỳ thi.

Thay_Hong_Tri_Quang_370x370

Theo lời khuyên của thầy giáo Hồng Trí Quang (Giáo viên trường THPT Khoa học Giáo dục, giáo viên nổi tiếng luyện thi môn Toán vào 10) chia sẻ: “Để vượt qua kì thi vào 10, học sinh cần lưu ý 3 giai đoạn:

  • Trang bị kiến thức, học kiến thức cơ bản trong SGK. Tùy vào từng tỉnh/thành phố, đề thi các trường thường có 6-7 chủ điểm quan trọng. Đến hết tháng 2, học sinh cần hoàn thiện giai đoạn này.
  • Tổng ôn: Rà soát một lượt kiến thức, bổ khuyết kiến thức còn yếu, còn thiếu. Giai đoạn này nên kéo dài 1,5 tháng.
  • Luyện đề: Việc luyện đề nên bám sát vào đề thi chính thức những năm trước của các tỉnh. Sau giai đoạn này, học sinh cần rút ra những sai lầm thường mắc phải và rút kinh nghiệm cho bản thân.

Ngoài lộ trình học chi tiết, bố mẹ cần lưu ý kiểm soát con đúng cách. Có một vài phương pháp mà bố mẹ có thể sử dụng như cung cấp cho con những đề thi chuẩn để con tự kiểm tra, đánh giá mà không tạo thêm áp lực điểm số, thứ hạng cho con. Phụ huynh có thể tham khảo khóa học vào 10 của HOCMAI để giúp con có định hướng ôn tập vào 10 đúng đắn.

600x100

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!