Bắt thóp cách ‘người ta’ tạo ra phương án nhiễu trong đề thi

Không thể tạo ra phương án nhiễu nếu không thấu hiểu tư duy và sai lầm thường gặp của học sinh.

Để xây dựng một câu hỏi trắc nghiệm, người ra đề cần xác định mục tiêu, và nội dung muốn kiểm tra trong 1 câu hỏi trắc nghiệm sau đó lựa chọn tình huống (mệnh đề, câu hỏi, phát biểu,…); đưa ra các hướng suy nghĩ thường gặp, giải quyết tình huống theo các hướng suy nghĩ đó; xây dựng đáp án và các phương án nhiễu. Cuối cùng mi viết thành câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoàn chỉnh.

Trong đó phương án nhiễu có thể được đưa ra ở bất kì câu hỏi nào từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Càng ở mức độ khó cao hơn, học sinh càng dễ sa bẫy không ngờ đến của phương án nhiễu. Để biết nhiễu và tránh bẫy, bạn tham khảo cách người ra đề tạo ra phương án nhiễu trong đề thi theo các cấp độ nhận thức.

Tạo ra những khái niệm na ná nhau trong câu hỏi nhận biết

Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,… Các từ để hỏi thường được dùng là: trình bày; hãy định nghĩa; hãy kể tên… Việc trả lời các câu hỏi này giúp học sinh ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã từng trải qua.

Ví dụ 1: Chọn câu đúng. Lực hạt nhân là:

A. Lực liên kết giữa các prôtôn / B. Lực liên kết giữa các nuclon / C. Lực tĩnh điện / D. Lực liên kết giữa các nơtron.

 Quá trình tư duy đến đáp án đúng: Hạt nhân bao gồm 2 loại hạt là proton và nơtron gọi chung là nuclon B đúng

✔ Các phương án nhiễu được tạo ra bằng cách thay thế tên các loại và tên bản chất lực giữa các hạt gây rối tư duy của học sinh nếu chưa nắm rõ (chưa thuộc).

Tạo ra “cơ hội” nhầm lẫn trong câu hỏi thông hiểu

Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách học sinh liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa, thường được bắt đầu bằng các cụm từ để hỏi “giải thích được”; “tại sao”; “hãy liên hệ”…

Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung của bài đang học.

Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa thực hiện được 6 dao động mất 12 (s). Tần số dao động của vật là:

A. 2 Hz. B. 0,5 Hz. C. 72 Hz. D. 6 Hz.

✔ Đáp án: Định nghĩa tần số: f là số dao động trong 1 đơn vị thời gian f = 6:12 = 0,5 Hz B là đáp

✔ Quá trình tư duy đến đáp án đúng từ việc phân tích các phương án nhiễu:

+ Nhiễu 1: Nhớ nhầm f thành chu kì (thời gian thực hiện 1 dao động) 12:6 = 2 A sai.

+ Nhiễu 2: lấy bừa 6.12 = 72 C sai.

+ Nhiễu 3: Nhớ nhầm f là số dao động 6 D sai.

Đưa ra tình huống vận dụng dễ nhầm lẫn trong câu hỏi vận dụng

Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.

Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy học sinh có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học

Ví dụ 3: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Khi nó có li độ là 3 cm thì vận tốc là 1 m/s. Tần số góc dao động là

  1. ω = 50 (rad/s). B. ω = 4 (rad/s). C. ω = 25 (rad/s). D. ω = 15 (rad/s).

✔ Các bước tư duy đến đáp án đúng:

– Xác định được các dữ kiện chuẩn đề bài cho: A = 5 cm, x = 3 cm, v = 1 m/s

– Liên hệ được các dữ kiện đã cho đưa ra phương án sử dụng đúng công thức độc lập:

– Chuẩn hóa đơn vị: đổi v = 1 m/s = 100 cm/s

– Thay số và tính toán đúng ω = 25 (rad/s) C Ok

+ Nhiễu 1: Nhớ nhầm công thức ω = 50 (rad/s) A sai

Đánh giá:

– Nhớ được kí hiệu và định nghĩa các đại lượng

– Có kĩ năng đổi đơn vị

– Chưa biết liên hệ các đại lượng với nhau

+ Nhiễu 2: Nhớ nhầm công thức + quên đổi đơn vị vận tốc ω = 4 (rad/s) B sai

Đánh giá:

– Nhớ được kí hiệu và định nghĩa các đại lượng

– Chưa có kĩ năng đổi đơn vị

– Chưa biết liên hệ các đại lượng với nhau

+ Nhiễu 3: không hiểu gì, lấy bừa 5.3 : 1 = 15 (rad/s) D sai

Kết hợp nhiều nhầm lẫn với nhau trong câu hỏi vận dụng cao

Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.

Việc trả lời câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi học sinh phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo).

vi-du-vat-li

Ví dụ 4: Đồ thị của hai dao động điều hòa cùng tần số được vẽ như sau: Phương trình nào sau đây là phương trình dao động tổng hợp của chúng:

A. x = 5cos(πt/2) (cm) / B. x = cos(πt/2 – π/2) (cm)  /  C. x= 5cos(πt/2 + π) (cm) / D. x = cos(πt/2 – π) (cm)

✔ Các bước tư duy đến đáp án đúng:

Từ đồ thị ta có : x1 = 3cos(πt/2 – π/2); x2 = 2cos(πt/2 + π/2)

Hai dao động ngược pha : A = A1 – A2 = 1 cm x = cos(πt/2 – π) (cm)

Do A1 > A2 nên ϕ = ϕ1 = – π/2

Chọn B.

+ Nhiễu 1:

– Nhầm pha của đồ thị 1:  x1 = 3cos(πt/2 + π)

– Nhầm pha của đồ thị 2:  x1 = 2cos(πt/2 + π)

– Tổng hợp đúng : x = 5cos(πt/2 + π) (cm)      

+ Nhiễu 2:

– Nhầm pha của đồ thị 1:  x1 = 3cos(πt/2)

– Nhầm pha của đồ thị 2:  x1 = 2cos(πt/2)

– Tổng hợp đúng 

+ Nhiễu 3:

– Nhầm pha của đồ thị 1:  x1 = 3cos(πt/2 – π)

– Nhầm pha của đồ thị 2:  x1 = 2cos(πt/2 – π)

– Tổng hợp sai: x1 = 3cos(πt/2 – π)

BẤT CHẤP MỌI PHƯƠNG ÁN NHIỄU VỚI PEN-I 2017

Những đúc rút trên chính là thế mạnh của PEN-I 2017 và khẳng định chỉ PEN-I mới có. Mọi sai lầm, phương án nhiễu đều được thầy cô chỉ dẫn và đưa ra mẹo để tránh các phương án nhiễu này.

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!