99% teen 99 đang hiểu sai về 4 cấp độ nhận thức trong đề thi

99% teen 99 đang đánh đồng 4 cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) là các mức độ khó trong đề thi. Điều này không hoàn toàn đúng!

Vận dụng cao có phải là kiến thức cực khó?

Theo một số chuyên gia giáo dục, thực tế 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao đã được Bộ GD-ĐT phân loại ngay trong đề thi đại học năm 2014. Nói về cấp độ nhận thức vận dụng và vận dụng cao, ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục) cho biết: “Cấp độ vận dụng và vận dụng cao yêu cầu hoc sinh làm quen với các câu hỏi yêu cầu phát huy năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức và liên hệ với thực tế”.

Vận dụng cao có thể được giải thích là những câu khó hoặc câu hỏi mở đòi hỏi nhiều về năng lực tư duy, sáng tạo; hoặc yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Vận dụng cao không hẳn là những câu khó mà có khi chỉ là những câu lạ mà học sinh chưa gặp bao giờ và có khi chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản học sinh hoàn toàn có thể giải được. Ví dụ: 

+ Môn Toán: Tích phân và ứng dụng của tích phân để tính diện tích hình phẳng và thể tích khối tròn xoay.

+ Môn Hóa học: Ứng dụng kiến thức về Canxi để giải thích hiện tượng hình thành nhũ thạch trong các hang động. Sự tạo thành thạch nhũ gồm 2 quá trình:

– Phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan CO2 tạo ra muối Ca(HCO3)2 tan:

      CaCO3   +   CO2  +  H2O  → Ca(HCO3)2

– Sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy tạo thành thạch nhũ:

      Ca(HCO3)2  →  CaCO3 ↓  +   CO2   +  H2O

+ Môn Vật lí: Một máy thu thanh (đài) có thể thu được cả dải sóng AM và dải sóng FM bằng cách thay đổi cuộn cảm L của mạch chọn sóng nhưng vẫn dùng chung một tụ xoay. Khi thu sóng FM, đài thu được dải sóng từ 2 m đến 12 m. Khi thu sóng AM đài thu được bước sóng dài nhất là 720 m. Bước sóng ngắn nhất trong dải sóng AM mà đài thu được là bao nhiêu?

Có thể thấy, vận dụng cao chưa chắc đã là câu hỏi cực khó như bạn nghĩ mà có thể là những câu hỏi chỉ cần vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế là có thể giải quyết được. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu ma trận dang bài để đừng bỏ lỡ những câu tưởng khó mà thực ra lại không hề khó.

Tìm ma trận dạng bài ở đâu bây giờ?

Ma trận dạng bài là tài liệu thống kê giúp bạn mọi dạng bài có thể xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia năm 2017. Nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao chưa thi mà đã có thể thống kê được mọi dạng bài này.

Mặc dù chưa có đề thi năm 2017 nhưng về cơ bản kiến thức SGK chưa thay đổi nên kiến thức trong đề thi cũng sẽ không thay đổi. Nếu là thầy cô có kinh nghiệm và nhạy bén với đề thi thì dựa vào đề thi minh họa năm 2017 và đề thi 5 năm gần đây thì có thể liệt kê những dạng bài này.

Sau 10 giảng dạy luyện thi đại học, từ khóa PEN-I 2017, HOCMAI đã cung cấp trọn vẹn ma trận dạng bài của 9 môn học: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, GDCD. Sổ tay dạng bài này được ra mắt sau quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng đề thi minh họa năm 2017 và đề thi 5 năm gần đây. 

Đừng quên nhé, từ 6/12 đến 22/12, bạn sẽ có cơ hội học PEN-I 2017 chỉ với 450.000 đồng chỉ bằng vài thao tác đặt chỗ nhanh gọn! >>

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!